Bệnh viêm đường tiết niệu có dễ tái phát không?

Mục lục

Bệnh viêm đường tiết niệu có dễ tái phát không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Đây là một bệnh lý có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhìn chung, đây là một bệnh lý phổ biến, dễ dàng tái phát, đặc biệt là ở bệnh nhân nữ do các yếu tố như cấu tạo giải phẫu, thay đổi nội tiết tố,...

Bài viết này được tư vấn bởi bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Chào bác sĩ, khi bị viêm ở đường tiết niệu, uống thuốc khỏi viêm là bệnh đã ổn định chưa ạ?

L.T.K.N (1988)

Chào em, viêm đường tiết niệu ở phụ nữ trẻ (không có thai, không bệnh lý mạn tính đi kèm) thường dùng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu 1 đợt là khỏi. Điều quan trọng là em cần phòng ngừa tái phát bằng cách uống nhiều nước trong ngày (khoảng 2 lít/ ngày), không nhịn tiểu nếu mắc tiểu, nếu đã có quan hệ tình dục thì chịu khó đi tiểu hết sau mỗi lần quan hệ.

Để cung cấp thêm thông tin cho người bệnh, dưới đây là thông tin về bệnh lý này.

1. Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiểu hay viêm ở đường tiết niệu là tình trạng nước tiểu bị nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm ở các cơ quan trong hệ tiết niệu.  

Vi khuẩn bội nhiễm ngược dòng từ niệu đạo vào bàng quang là nguyên nhân viêm đường tiết niệu chính, chiếm khoảng 95% trường hợp (5% từ đường máu), trong đó E.coli (Escherichia coli) là tác nhân chiếm 80%.

Escherichia Coli là một loại vi khuẩn sống trong ruột nhưng cũng thường xuất hiện ở da gần vùng hậu môn. Nếu vệ sinh không đúng cách, loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào đường tiết niệu. Do vị trí của đường tiểu và hậu môn ở nữ giới gần nhau hơn so với nam nên nguy cơ viêm nhiễm cũng cao hơn.

Các dấu hiệu viêm đường tiết niệu đôi khi không biểu hiện rõ ràng và chỉ được phát hiện tình cờ qua xét nghiệm nước tiểu. Khi đi tiểu, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như tiểu gắt buốt, tiểu nhiều lần hoặc cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang dù vừa mới tiểu, đồng thời nước tiểu có thể đục, mùi hôi nồng, có lẫn máu hoặc mủ.  

Ngoài ra, thận là một cơ quan trực tiếp tiếp xúc với máu và phải tiếp nhận lượng máu lớn để lọc và tạo ra nước tiểu. Do đó, khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ niệu sẽ dễ dàng xâm nhập vào máu, từ đó lan rộng ra toàn cơ thể và gây nhiễm khuẩn huyết nặng. Điều này có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và thậm chí tử vong. Thông thường, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn và mặt hốc hác.

2. Bệnh viêm đường tiết niệu có dễ tái phát không?

Đây là một bệnh lý dễ dàng tái phát, theo thống kê, đặc biệt ở phụ nữ. Theo thống kê, khoảng 25-50% nữ bệnh nhân tái phát viêm tiết niệu trong vòng 6 tháng kể từ khi mắc bệnh lần đầu tiên. Một số nguyên nhân dẫn đến tái phát viêm đường tiết niệu ở nữ giới bao gồm:  

  • Cấu tạo cơ thể: Niệu đạo của phụ nữ ngắn và gần hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang.
  • Thay đổi nội tiết sau mãn kinh: Tình trạng giảm nồng độ estrogen làm thay đổi môi trường âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Hoạt động tình dục: Theo một số nghiên cứu, quan hệ tình dục sử dụng màn ngăn âm đạo để tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Bệnh lý kèm theo: Các bệnh lý như sỏi thận có thể cản trở dòng chảy của nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
Nhiều người thắc mắc bệnh viêm đường tiết niệu có dễ tái phát không. Thực tế, nhiều yếu tố nguy cơ có khả năng làm bệnh tái phát như thay đổi nội tiết tố, các bệnh lý đi kèm…
Nhiều người thắc mắc bệnh viêm đường tiết niệu có dễ tái phát không. Thực tế, nhiều yếu tố nguy cơ có khả năng làm bệnh tái phát như thay đổi nội tiết tố, các bệnh lý đi kèm…

3. Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của viêm tiết niệu và nhiễm trùng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh, khó chữa trị và đe dọa sức khỏe người bệnh. Do đó, viêm nhiễm đường tiết niệu không thể tự khỏi mà cần đến sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên môn để chữa trị và làm giảm triệu chứng.

4. Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Để điều trị bệnh, các bác sĩ thường chỉ định thuốc có màu xanh lam hay còn được gọi phổ biến là thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh với thành phần methylthioninium hoặc xanh methylene giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh bao gồm:  

  • Midasol
  • TanaMisolBlue
  • Domitazol
  • Miclacol Blue F
  • Mictasol Bleu
  • Micfasoblue

Trên đây là tất cả thông tin giải đáp vấn đề “bệnh viêm đường tiết niệu có dễ tái phát không”. Nhìn chung, viêm ở đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến, dễ tái phát, đặc biệt ở phụ nữ. Để phòng ngừa hiệu quả, mọi người hãy duy trì thói quen uống nhiều nước, không nhịn tiểu, vệ sinh đúng cách và đi khám kịp thời khi có triệu chứng. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ