Bệnh vàng da huyết tán miễn dịch sơ sinh

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Triệu Thị Hồng Thái - Bác sĩ Sơ Sinh - Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bệnh vàng da huyết tán miễn dịch sơ sinh xảy ra là do phản ứng miễn dịch. Bệnh có thể phát triển thành nhiều bệnh lý nguy hiểm như hồng cầu lưới, thiếu máu, thậm chí có thể khiến thai chết lưu. Do đó trước khi lên kế hoạch mang thai thì các bậc cha mẹ nên khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc một số bệnh di truyền.

1. Bệnh huyết tán miễn dịch

Bệnh tan máu của trẻ sơ sinh do phản ứng miễn dịch, khi kháng thể IgG của người mẹ đi qua nhau thai, gắn các tế bào hồng cầu trong tuần hoàn của thai nhi, phá vỡ và phá hủy các tế bào hồng cầu (hay tan máu).

Thai nhi có thể phát triển bệnh hồng cầu lưới và thiếu máu. Bệnh này có phạm vi từ nhẹ đến rất nặng và thậm chí thai chết lưu vì suy tim (thai nước) có thể xảy ra.

Trong hệ thống nhóm máu có 2 hệ thống nhóm máu phổ biến là ABO và Rh, ngoài ra còn hơn 20 hệ thống nhóm máu khác. Theo thứ tự tỷ lệ mắc bất đồng nhóm máu mẹ con, các loại bao gồm: ABO , anti RhD , anti RhE , anti Rhc , anti Rhe, anti RhC, anti Kell...


Bất đồng nhóm máu mẹ con tăng nguy cơ mắc bệnh tan máu của trẻ sơ sinh
Bất đồng nhóm máu mẹ con tăng nguy cơ mắc bệnh tan máu của trẻ sơ sinh

2. Biểu hiện lâm sàng bệnh tán huyết miễn dịch

Trẻ có biểu hiện vàng da sớm trong 24 giờ, thiếu máu, gan lách to, triệu chứng vàng da nhân não khi nặng: trẻ co giật, bỏ bú, xoắn vặn, li bì...

Trong bào thai, thai nhi có biểu hiện trên siêu âm: thiếu máu, thai nước, nặng nhất là thai chết lưu. Trên xét nghiệm có thể thấy: Test Coombs trực tiếp dương tính (còn gọi là xét nghiệm ngưng kết trực tiếp), nồng độ bilirubin dây rốn, máu cao, hồng cầu lưới tăng, có thể giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu, kháng nguyên hồng cầu con, kháng thể kháng hồng cầu mẹ.

3. Bệnh có lẫn với các bệnh lý khác không?

Một số bệnh lý khác có thể gây thiếu máu thai nhi giống huyết tán miễn dịch khác như: nhiễm trùng thai nhi, truyền máu song thai, huyết tán do bệnh lý bất thường hồng cầu (Thalassemia), nhiễm virus, truyền máu thai-mẹ... Các bác sĩ dựa vào lâm sàng và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân bệnh thiếu máu thai nhi.


Bệnh tan máu bẩm sinh rất dễ nhầm lẫn với bệnh Thalassemia
Bệnh tan máu bẩm sinh rất dễ nhầm lẫn với bệnh Thalassemia

4. Điều trị bệnh huyết tán miễn dịch

Trẻ sẽ được điều trị theo mức độ nặng của hô hấp, huyết áp bình thường không, tình trạng thiếu máu thế nào và vàng da.

Khi sinh, trẻ được đánh giá hô hấp, tuần hoàn, mức độ huyết tán: tim nhanh, màu sắc da, tình trạng tràn dịch màng phổi, tim, bụng, thiểu sản phổi không ở những trẻ phù thai nhi. Trẻ rối suy hô hấp, huyết áp tụt sẽ cần điều trị ở khu hồi sức, trẻ có thể cần truyền máu cấp cứu,... chọc dịch màng phổi, truyền kháng thể trung hòa, thậm chí là thay máu.

Ngay sau sinh trẻ sẽ được lấy xét nghiệm test coombs, Hematocrit, hồng cầu lưới, bilirubin, nhóm máu, chiếu đèn.

5. Phòng ngừa huyết tán miễn dịch

Sàng lọc, thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp các bậc cha mẹ có thể sàng lọc được các bệnh lý di truyền, phòng ngừa các trường hợp huyết tán miễn dịch. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần khám thai định kỳ, làm các xét nghiệm theo dõi, siêu âm đánh giá. Đa phần các trường hợp thiếu máu thai nhi phát hiện sớm có thể hỗ trợ điều trị từ trong bào thai. Các mẹ nhóm máu Rh âm được hướng dẫn tiêm kháng thể anti D dự phòng. Các trường hợp thiếu máu thai nhi khác sẽ được xét nghiệm, hội chẩn bởi hội đồng chẩn đoán trước sinh, tìm nguyên nhân điều trị.


Khám thai đều đặn giúp phát hiện sớm bệnh lý huyết tán miễn dịch
Khám thai đều đặn giúp phát hiện sớm bệnh lý huyết tán miễn dịch

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe