Bệnh sốt rét ở trẻ em

Bài viết bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Khương- Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Sốt là phản ứng có lợi của hệ thống bảo vệ cơ thể với các tác nhân xâm nhập vào cơ thể, gọi là chất gây sốt. Sốt giúp cho cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh hơn và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh thường là virus và vi khuẩn. Khi trẻ có dấu hiệu bị sốt rét cần có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.

1. Trẻ bị sốt rét nên truyền nước? Vì sao?

Chúng ta biết sốt được xác định khi đo nhiệt độ trực tràng trên 380C hoặc 37.5 độ C khi đo ở nách. Thân nhiệt được đo ở các vị trí khác ngoài cơ thể thường thấp hơn khi đo bên trong cơ thể (miệng hay trực tràng). Sốt nhiệt độ thấp thường được coi là khi nhiệt độ dưới 390C.

Sốt là phản ứng có lợi của hệ thống bảo vệ cơ thể với các tác nhân xâm nhập vào cơ thể, gọi là chất gây sốt. Sốt giúp cho cơ thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh hơn và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh thường là virus và vi khuẩn. Vùng dưới đồi làm tăng thân nhiệt cơ thể như là một cách để chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhiều tình trạng bệnh lý khác với nguyên nhân nhiễm trùng gây sốt.

2. Tại sao trẻ sốt?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ thường gặp:


Một số loại thuốc có thể gây tình trạng sốt ở trẻ nhỏ
Một số loại thuốc có thể gây tình trạng sốt ở trẻ nhỏ

  • Các yếu tố đến phơi nhiễm nhiệt nóng: Say nắng, ủ ấm, sưởi nóng
  • Dị ứng;
  • Hiếm hơn là các bệnh lý viêm như viêm khớp thiếu niên.

3. Tại sao trẻ sốt rét?

Có các nguyên nhân dẫn đến tình trạng rét run, đó là rối loạn vận mạch do trẻ bị sốt cao hay nhiễm khuẩn đường tiểu hoặc nhiễm ký sinh trùng gây sốt rét.

Trẻ bị sốt rét run làm co mạch. Trẻ rét run, chân tay lạnh. Nhưng bên trong cơ thể đang sốt rất cao, có thể lên đến 40 độ C và nếu không được hạ thân nhiệt kịp thời sẽ tổn hại đến thần kinh và các cơ quan. Như vậy do sốt quá cao làm co các mạch ngoại vi dẫn đến bệnh ngoài da cảm thấy rét lạnh. Khi trẻ bị sốt rét run, kêu lạnh thì mẹ cần hiểu rằng điều con cần nhất lúc này là được hạ sốt đúng cách.

Trẻ bị sốt rét run do sốt rét là bệnh do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Bệnh lây truyền qua đường máu. Trẻ mắc bệnh sốt rét qua 3 con đường, do truyền máu, do truyền qua nhau thai và do muỗi Anophen truyền bệnh.

Nếu loại trừ trường hợp sốt rét, tình trạng trẻ bị sốt rét run thường là do bị cảm lạnh hoặc một bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus nào đó. Thông thường, triệu chứng do sốt rét và rét run ở các bệnh khác khó phân biệt nếu không có chuyên môn. Bởi vậy, khi trẻ có sốt thì các bậc cha mẹ cần hỏi ngay ý kiến bác sĩ nhi khoa để xử trí cho phù hợp trước khi cho trẻ đến khám tại bệnh viện để tránh xảy ra co giật hoặc biến chứng do điều trị muộn. Chúng ta không bao giờ nên truyền nước cho trẻ bị sốt rét khi chưa tìm nguyên nhân cả mà nên điều trị tùy theo nguyên nhân để có hiệu quả nhanh nhất.


Tuyệt đối không được truyền nước khi trẻ bị sốt rét chưa rõ nguyên nhân
Tuyệt đối không được truyền nước khi trẻ bị sốt rét chưa rõ nguyên nhân

Trong thực hành lâm sàng nhi khoa, ngay cả bệnh nhi và thầy thuốc đều đang sống trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, song không phải lúc nào thầy thuốc cũng có thể ngay lập tức phát hiện, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái sốt trên các bệnh nhi. Các nhà nhi khoa truyền nhiễm đã phải thăm khám để tìm nguyên nhân....

Sốt là một mối quan tâm nhất của các bậc cha mẹ khi mang con họ đến khám tại khoa cấp cứu và tại khoa khám bệnh của các cơ sở y tế.

Sốt bản thân nó không đe dọa tính mạng bệnh nhân trừ khi sốt quá cao và kéo dài nhiều ngày như nhiệt độ lớn hơn 41,6 C khi đo đường trực tràng. Các yếu tố nguy cơ đối với lo lắng về sốt xuất hiện, gồm sốt có rét run, ở nhóm trẻ em dưới 2 tuổi hay sốt tái hồi liên tục, kéo dài hơn 1 tuần. Sốt có thể chỉ ra rằng có sự hiện diện của bệnh lý nghiêm trọng, nhưng thường sốt gây ra bởi các nhiễm trùng cụ thể, hầu hết là không nghiêm trọng.

4. Cách điều trị, chăm sóc trẻ bị sốt rét

4.1. Cách điều trị trẻ bị sốt rét

Khi trẻ bị sốt có rét thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để khám chẩn đoán căn nguyên và xử trí kịp thời vi sốt rét do ký trùng sốt rét hay các nhiễm trùng do khuẩn gây ra nếu điều trị muộn thì nhiều biến chứng nặng, hoặc tử vong có thể xảy ra.

4.2 Cách chăm sóc trẻ bị sốt rét

Đưa trẻ đến bệnh viện khám càng nhanh càng tốt khi thấy trẻ bị sốt rét run và ngay lập tức mẹ cần chú ý hạ sốt cho trẻ bằng cách:

  • Bỏ bớt quần áo để bé mặc càng thoáng càng tốt. Tuyệt đối không ủ ấm, đắp chăn sẽ làm tình trạng càng thêm nặng.
  • Nếu trẻ sốt từ 39 độ C, tiến hành chườm bằng cách: Pha nước ấm, dùng 5 chiếc khăn thấm nước ấm tại vùng có tĩnh mạch lớn: Lau 2 nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân. Lưu ý, luôn duy trì nhiệt độ khăn ấm, không để khăn bị lạnh và không dùng nước lạnh sẽ làm trẻ bị sốc nhiệt.

Cha mẹ có thể chườm ấm khi trẻ sốt cao từ 39 độ C
Cha mẹ có thể chườm ấm khi trẻ sốt cao từ 39 độ C

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt: Chú ý liều lượng phù hợp với cân nặng của trẻ.
  • Mở cửa sổ, quạt hay điều hòa để giúp không khí trong phòng trở nên thoáng đãng, mát mẻ giúp trẻ hạ sốt nhanh.
  • Trong trường hợp trẻ bị co giật: Đặt trẻ nằm nghiêng cho dễ thở và theo dõi cơn co giật. Nếu co giật trên 5 phút, cần gọi cấp cứu. Tuyệt đối không đè người bé hay cho bất cứ vật gì vào miệng bé trong lúc co giật.
  • Bù nước cho trẻ: Bé bị sốt sẽ mất nước và chất điện giải trong cơ thể. Mẹ cần cho bé bú nhiều hơn nếu là trẻ còn bú mẹ, hoặc bổ sung nước lọc, nước trái cây hoặc oresol nếu là trẻ lớn.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe