Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu? Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng

Khi bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh rung tâm nhĩ (AFib), nhiều người thường tự hỏi "bệnh rung nhĩ sống được bao lâu", bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bệnh nhân.

Nếu không được điều trị đúng cách, rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và suy tim, có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân. Tuy nhiên, thông qua các phương pháp điều trị và việc thay đổi lối sống, bệnh nhân có thể hạn chế được những rủi ro này và quản lý bệnh tình một cách hiệu quả hơn. Đồng thời, bác sĩ thực hiện các kiểm tra định kỳ để đánh giá tình trạng sức khỏe của trái tim và xác định phương pháp điều trị phù hợp.

1. Rung nhĩ là gì?

Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến xuất phát từ tâm nhĩ của tim. Khi bạn bị rung nhĩ, chu kỳ xung điện bình thường của tim bị gián đoạn, dẫn đến tim đập nhanh và không đều. Tình trạng này còn được gọi là hay còn gọi là Fibrillation Auriculaire (AFib). Rung nhĩ khiến cho tâm nhĩ và tâm thất (buồng dưới của tim) không còn hoạt động đồng đều, dẫn đến giảm hiệu quả của việc bơm máu ra khắp cơ thể.


Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến có thể được phát hiện trên ECG
Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến có thể được phát hiện trên ECG

2. Những rủi ro khi mắc bệnh rung nhĩ

Rung nhĩ (AFib) có thể không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như nhịp tim đập nhanh và mạnh, cảm giác đau ngực, hoặc chóng mặt, thường do lượng máu được tim bơm ra bị suy giảm. Các triệu chứng này có thể tự giảm hoặc biến mất sau khi người bệnh sử dụng thuốc. Cần lưu ý rằng, những triệu chứng này có thể tái phát thường xuyên hơn và kéo dài lâu hơn.

Theo thời gian, rung nhĩ có thể trở nên dai dẳng hơn và gây ra các rủi ro sau:

  • Nhịp tim bất thường: Mặc dù tình trạng này không luôn nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
  • Hình thành các cục máu đông: Khi tim co bóp không đủ mạnh, máu có thể chảy chậm và hình thành cục máu đông. Các cục máu đông này có thể chặn dòng máu đến các cơ quan quan trọng. Đặc biệt, sự tắc nghẽn trong não có thể gây ra đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ ở người mắc rung nhĩ cao hơn đáng kể so với những người không mắc bệnh này.
  • Suy tim: Dần dần, tim có thể yếu đi và không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, dẫn đến tình trạng gọi là suy tim.

3. Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu?

3.1 Rung nhĩ có nguy hiểm không?

Rung nhĩ làm tăng nguy cơ tử vong sớm. Suy tim và đột quỵ là hai trong số những nguyên nhân chính gây tử vong ở những người mắc bệnh rung nhĩ. Nhưng với các phương pháp điều trị được cải tiến, tổng số ca tử vong do rung nhĩ đã giảm xuống.

3.2 Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Tuổi tác, sức khỏe, loại bệnh,...là những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề “bệnh rung nhĩ sống được bao lâu":

Tuổi bệnh nhân: nguy cơ mắc AFib tăng lên khi bạn già đi. Những người trên 65 tuổi có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe khác làm suy yếu tim.


Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề “bệnh rung nhĩ sống được bao lâu
Tuổi tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề “bệnh rung nhĩ sống được bao lâu

Giới tính: tỷ lệ nữ mắc phải rung nhĩ thấp hơn so với nam, nhưng phụ nữ mắc rung nhĩ lại có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm (như đau tim và đột quỵ) cao hơn.

Loại rung nhĩ mà bệnh nhân đang mắc phải: các bác sĩ chia rung nhĩ thành các loại khác nhau dựa trên tần suất xuất hiện và các triệu chứng, trong đó bao gồm:

  • Rung nhĩ kịch phát: các đợt triệu chứng xuất hiện và tự biến mất (dưới 7 ngày), có thể tự thuyên giảm mà không cần phải điều trị.
  • Rung nhĩ dai dẳng: tình trạng nhịp tim bất thường liên tục và hầu như không cải thiện cho đến khi được can thiệp điều trị.
  • Rung nhĩ kéo dài: nhịp tim bất thường trong một khoảng thời gian dài (trên 1 năm) và khó kiểm soát
  • Rung nhĩ dai dẳng và vĩnh viễn: có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với rung nhĩ kịch phát.

Tình trạng sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân: bệnh nhân đang mắc các bệnh lý như tiểu đường, béo phì hoặc huyết áp cao,... có tiên lượng xấu hơn khi so với người không mắc các vấn đề sức khỏe khác.

Kết quả xét nghiệm CRP: protein phản ứng C (C-reactive protein) là một xét nghiệm được dùng để đánh giá tình trạng viêm của bệnh nhân. Nồng độ CRP cao cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong sớm. Bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ CRP của bệnh nhân thông qua các xét nghiệm máu.

Thói quen hút thuốc: thường xuyên hút thuốc làm thu hẹp mạch máu và khiến tim phải làm việc nhiều hơn khiến tình trạng rung nhĩ trở nên nghiêm trọng hơn.


Thường xuyên hút thuốc khiến cho tình trạng rung nhĩ trở nên nghiêm trọng hơn
Thường xuyên hút thuốc khiến cho tình trạng rung nhĩ trở nên nghiêm trọng hơn

4. Những phương pháp điều trị rung nhĩ

Điều trị bệnh rung nhĩ (AFib) đòi hỏi sự kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa cục máu đông, cùng với việc áp dụng một lối sống lành mạnh.

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim:

Thuốc kiểm soát nhịp tim giúp điều chỉnh nhịp đập của tim, đưa nó trở lại nhịp đập bình thường hoặc gần bình thường. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến các tín hiệu điện trong tim, giúp kiểm soát tần suất và nhịp độ của nhịp đập. Điều này giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, giảm triệu chứng và ngăn chặn suy tim.

Thuốc làm loãng máu:

Thuốc làm loãng máu là một phần không thể thiếu trong điều trị rung nhĩ, nhằm ngăn chặn hình thành cục máu đông. Cục máu đông là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của rung nhĩ, có thể dẫn đến đột quỵ. Thuốc làm loãng máu giúp giảm nguy cơ này bằng cách làm giảm khả năng đông cứng của máu.

Thuốc Statin và thuốc huyết áp:

Thuốc statin, được sử dụng để giảm cholesterol, cùng với các loại thuốc huyết áp, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý rung nhĩ. Chúng giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như cao huyết áp và mức cholesterol cao, từ đó giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Lối sống lành mạnh:

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, việc thay đổi lối sống cũng rất quan trọng. Tập thể dục đều đặn, giảm cân (nếu có thừa cân hoặc béo phì), và ăn uống lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Các hoạt động thể chất không chỉ giúp kiểm soát cân nặng và huyết áp mà còn cải thiện chức năng tim và giảm stress. Một chế độ ăn giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và ít chất béo bão hòa có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.


Một lối sống lành mạnh hỗ trợ tốt quá trình điều trị rung nhĩ
Một lối sống lành mạnh hỗ trợ tốt quá trình điều trị rung nhĩ

Kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ và tăng cường chất lượng cuộc sống, giảm thiểu nỗi lo về vấn đề “bệnh rung nhĩ sống được bao lâu" của bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe