Bệnh loét dạ dày tá tràng có chỉ định mổ

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất của đường tiêu hóa. Thông thường, người mắc bệnh loét dạ dày tá tràng sẽ được điều trị nội khoa. Tuy nhiên, có một số trường hợp điều trị nội khoa thất bại hoặc người bệnh xuất hiện những biến chứng thì bệnh loét dạ dày tá tràng sẽ có chỉ định mổ.

1. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh khi niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (hay còn gọi tá tràng) gặp tổn thương như bị viêm, loét. Nguyên nhân của tình trạng này là do lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng bị bào mòn và làm lộ phần thành ruột.

Theo thống kê cho biết, 95% trường hợp bệnh nhân có vết loét ở tá tràng và 60% có vết loét ở dạ dày.

2. Nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày tá tràng

Có nhiều nguyên nhân có khả năng dẫn đến bệnh loét dạ dày tá tràng. Trong đó, việc nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) được coi là nguyên nhân chính. Vi khuẩn sau khi thâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ tiết ra độc tố tại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc khiến niêm mạc mất khả năng chống lại axit.

Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Prostaglandin là chất có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, các hoạt chất có trong thuốc kháng viêm lại góp phần làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin.


Vi khuẩn HP được đánh giá là nguyên nhân chính gây bệnh loét dạ dày tá tràng
Vi khuẩn HP được đánh giá là nguyên nhân chính gây bệnh loét dạ dày tá tràng

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như: thường xuyên sử dụng các chất kích thích (như thuốc lá) hay các loại đồ uống có cồn (rượu, bia,...), thói quen sinh hoạt không điều độ, thường xuyên căng thẳng, stress,...

3. Bệnh loét dạ dày tá tràng có chỉ định mổ khi nào?

3.1 Bệnh loét dạ dày tá tràng điều trị nội khoa không thành công

Các trường hợp bệnh nhân bị bệnh loét dạ dày tá tràng đã thực hiện điều trị nội khoa nhưng không thành công, nếu không có biện pháp khác can thiệp sớm để bệnh tiến triển nặng sẽ gây nguy hiểm. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định mổ dạ dày.

  • Loét dạ dày: bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật nhằm cắt và loại bỏ đoạn dạ dày có chứa ổ loét, tránh để vùng loét phát triển thành ung thư.
  • Loét hành tá tràng: thủ thuật cắt một phần của dạ dày và cắt dây thần kinh số 10 (X) sẽ được tiến hành.

Người bệnh sẽ phải nằm viện điều trị trong thời gian từ 8 – 10 ngày. Sau khi mổ bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê thuốc dạ dày để uống có có chế độ ăn đặc biệt, cụ thể là chia thành nhiều bữa ăn trong ngày và nên ăn thức ăn mềm.

3.2 Loét hành tá tràng dẫn đến hẹp môn vị

Đây là tình trạng bệnh viêm loét dạ dày để lâu ngày không được điều trị khiến cho môn vị bị xơ teo co rúm và hẹp lại. Người bệnh khi gặp phải tình trạng này thì thường được chỉ định mổ do không thể chữa khỏi bằng thuốc.


Tình trạng hẹp môn vị do bệnh loét hành tá tràng
Tình trạng hẹp môn vị do bệnh loét hành tá tràng

Hẹp môn vị khiến cho phần thức ăn nạp vào người không xuống được tới ruột non do bị đọng lại ở dạ dày. Từ đó dẫn đến tình trạng nôn mửa, suy dinh dưỡng và sụt cân.

Phần môn vị bị hẹp sẽ được bác sĩ tiến hành cắt bỏ cùng với một phần của dạ dày. Sau đó dạ dày sẽ được nối trực tiếp với phần đầu ruột non nhằm tái lập lưu thông tiêu hóa.

3.3 Thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Thủng ổ loét dạ dày tá tràng thường gặp ở những người bị bệnh loét dạ dày tá tràng lâu năm. Triệu chứng phổ biến là hiện tượng đau bụng dữ dội, thậm chí không thuyên giảm cho dù đã uống thuốc.

Khi ổ loét trong dạ dày bị thủng, dịch dạ dày sẽ chảy vào trong làm viêm nhiễm nhiều cơ quan nội tạng khác trong ổ bụng. Tình trạng này nếu không được chỉ định can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiễm độc, nhiễm trùng và thậm chí là tử vong.

Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ thực hiện một vài thủ thuật để khâu may lại chỗ thủng, sau đó rửa sạch ổ bụng trước khi đặt ống dẫn lưu.

3.4 Loét dạ dày tá tràng dẫn đến chảy máu đường tiêu hóa

Khi ổ loét dạ dày nằm trên đường lưu thông của mạch máu lớn, lâu dần sẽ làm xói mòn và vỡ mạch máu.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh như: đại tiện ra phân đen như bã cà phê và rất hôi, nôn ra máu, cơ thể yếu ớt xanh xao do mất nhiều máu.

Các trường hợp chảy máu tiêu hóa trước hết sẽ được điều trị nội khoa, nếu thất bại mới chuyển sang chỉ định làm phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu, đồng thời kiểm tra xem có tế bào ác tính hay hẹp môn vị không. Nếu có sẽ tiến hành cắt bỏ luôn đoạn dạ dày bị tổn thương đó để điều trị tận gốc.


Người bệnh xuất hiện chảy máu dạ dày do bệnh loét dạ dày tá tràng
Người bệnh xuất hiện chảy máu dạ dày do bệnh loét dạ dày tá tràng

4. Một số biến chứng có thể gặp khi mổ viêm loét dạ dày

Việc sử dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa luôn tiềm ẩn những nguy cơ tai biến trong hoặc sau khi phẫu thuật. Một số biến chứng có thể gặp phải như:

Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương mà bác sĩ sẽ có những phương pháp can thiệp và xử trí kịp thời.

Khoa Nội soi - Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Để được thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh tiêu hóa, bạn có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe