Bệnh hôi miệng: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Thị Cẩm Tú - Bác sĩ Nội tiêu hóa, Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến. Bệnh nhân có thể không nhận biết được hơi thở có mùi của chính mình và biết được nó từ người khác.

1.Phân loại chứng hôi miệng

  • Chứng hôi miệng sinh lý - Hôi miệng không có nguyên nhân cụ thể. Nó thường nặng hơn vào buổi sáng và thường thoáng qua.
  • Chứng hôi miệng bệnh lý - Hôi miệng do một nguyên nhân xác định cụ thể.
  • Chứng hôi miệng giả - Bệnh nhân cho rằng hơi thở có mùi hôi khi không có bằng chứng khách quan về hơi thở có mùi.

Hầu hết những người bị ảnh hưởng không nhận thức được chứng hôi miệng, nó ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, mặc dù nó thường thấy ở người lớn hơn. Nam và nữ đều bị ảnh hưởng như nhau.

2.Nguyên nhân gây hôi miệng


Chứng hôi miệng sinh lý thường xảy ra vào buổi sáng và hết ngay sau đánh răng
Chứng hôi miệng sinh lý thường xảy ra vào buổi sáng và hết ngay sau đánh răng

Chứng hôi miệng có thể được phân loại là sinh lý, bệnh lý hoặc chủ quan của người bệnh.

Nguyên nhân sinh lý

Chứng hôi miệng sinh lý thường xảy ra vào buổi sáng do lượng nước bọt tương đối ít. Nó là kết quả của hoạt động của vi khuẩn đối với các tế bào biểu mô bị bong tróc và các mảnh thức ăn bị mắc kẹt trên mặt sau của lưỡi. Nó có thể nổi bật hơn với việc thiếu chú ý đến vệ sinh răng miệng cá nhân. Nó thường hết ngay sau khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa, ăn uống hoặc uống nước.

Các nguyên nhân khác của chứng hôi miệng tạm thời bao gồm hút thuốc lá và ăn thực phẩm có mùi thơm (ví dụ, tỏi, hành) và một số đồ uống (ví dụ, rượu, cà phê).

Khách hàng có thể tham khảo thêm:

>>> Các nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng và cách hạn chế

Nguyên nhân từ miệng

Bệnh lý trong miệng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể xác định được của chứng hôi miệng. Khi bệnh lý ở miệng sinh ra chứng hôi miệng, người quan sát sẽ thấy mùi hôi nhiều từ ​​miệng. Các nguyên nhân răng miệng gây ra chứng hôi miệng bao gồm:


Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể gây khô miệng dẫn đến hôi miệng
Sử dụng thuốc lợi tiểu có thể gây khô miệng dẫn đến hôi miệng

  • Nhiễm trùng nha chu.
  • Chứng hôi miệng có thể bắt nguồn từ răng ở những bệnh nhân bị sâu răng nặng hoặc các mảnh thức ăn mắc kẹt giữa các răng.
  • Lớp phủ lưỡi quá nhiều có thể gây ra chứng hôi miệng. Việc cạo lưỡi có mùi hôi cho thấy rằng lớp phủ lưỡi quá dày là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.
  • Khô miệng có liên quan đến chứng hôi miệng, vì thiếu lưu lượng nước bọt làm ảnh hưởng đến hoạt động kháng khuẩn của nước bọt, dẫn đến nhiều vi khuẩn trong miệng và tăng mảng bám trên răng và lớp phủ trên lưỡi. Nhiều loại thuốc có thể gây khô miệng, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi, thuốc chống trầm cảm ba vòngamphetamine.
  • Bệnh lý amidan chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các trường hợp
  • Những bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính
  • Áp xe quanh amidan cũng có thể gây hôi miệng

●Nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra chứng hôi miệng phát sinh từ miệng bao gồm răng giả được làm sạch không đúng cách và các khối u bị hoại tử.

Nguyên nhân từ mũi

Khi chứng hôi miệng có nguyên nhân từ mũi, mùi phát hiện khi thở ra sẽ lớn hơn mùi thở ra bằng miệng. Nguyên nhân mũi của chứng hôi miệng bao gồm:

  • Viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính
  • Chảy nước mũi sau
  • Dị vật trong mũi, thường thấy ở trẻ em, là một nguyên nhân không phổ biến của chứng hôi miệng

Viêm phế quản là một trong các nguyên nhân hiếm gặp gây ra chứng hôi miệng.
Viêm phế quản là một trong các nguyên nhân hiếm gặp gây ra chứng hôi miệng.

Nguyên nhân hô hấp

Nhiễm trùng phổi, chẳng hạn như viêm phế quản, giãn phế quản, hoặc áp xe phổi, là những nguyên nhân hiếm gặp gây ra chứng hôi miệng.

Nguyên nhân thực quản

Không phổ biến, chứng hôi miệng có thể bắt nguồn từ đường tiêu hóa. Các chất bay hơi có mùi có thể được giải phóng từ dạ dày qua thực quản và miệng và gây hôi miệng. Nguyên nhân dạ dày thực quản của chứng hôi miệng bao gồm:

Nguyên nhân toàn thân

Với nguyên nhân toàn thân của chứng hôi miệng, cường độ của mùi hôi từ miệng và mũi là tương tự nhau. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Bệnh thận tiến triển
  • Bệnh gan tiến triển
  • Nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường có thể bị chứng hôi miệng
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường có thể bị chứng hôi miệng

3.Khi nào cần đi khám hôi miệng?

Bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa và sẽ được bác sĩ tư vấn trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến bác sĩ nha khoa nếu đánh giá ban đầu cho thấy có dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm nha chu hoặc bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác.
  • Bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến bác sĩ thần kinh nếu nghi ngờ cơ sở thần kinh cho chứng hôi miệng chủ quan (rối loạn vị giác hoặc khứu giác).
  • Bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để nội soi để đánh giá nguồn gốc chứng hôi miệng có thể do dạ dày thực quản.
  • Bệnh nhân sẽ được giới thiệu đến bác sĩ tai mũi họng cho những bệnh nhân bị viêm amidan mãn tính và amidan có chứng hôi miệng dai dẳng mặc dù đã có biện pháp bảo tồn để cải thiện vệ sinh răng miệng.

4.Bệnh nhân nên làm gì?


Bị hôi miệng không rõ nguyên nhân nên uống đủ nước tránh để khô miệng
Bị hôi miệng không rõ nguyên nhân nên uống đủ nước tránh để khô miệng

Không xác định được nguyên nhân - Đối với những bệnh nhân mắc chứng hôi miệng mà không xác định được nguyên nhân, có thể áp dụng nhiều biện pháp tự chăm sóc (bao gồm cả điều chỉnh lối sống). Những can thiệp như vậy bao gồm:

  • Kẹo cao su không đường (có tác dụng kích thích tiết nước bọt).
  • Uống đủ nước tránh khô miệng.
  • Giảm uống rượu và cà phê.
  • Chăm sóc răng miệng và vệ sinh răng miệng đúng cách, bao gồm dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
  • Làm sạch nhẹ nhàng lưỡi (ví dụ: bằng dụng cụ làm sạch lưỡi bằng nhựa).
  • Súc miệng bằng nước súc miệng trước khi đi ngủ.

Thời điểm tốt nhất để sử dụng nước súc miệng là trước khi đi ngủ, vì phần cặn của nước súc miệng có thể lưu lại trong miệng lâu hơn và có tác dụng hơn. Ngoài ra, hoạt động của vi khuẩn dẫn đến hôi miệng là lớn nhất trong khi ngủ, khi lưu lượng nước bọt thực tế bằng 0 và hoạt động của vi khuẩn là cao nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe