Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Điều trị hen phế quản nhằm mục đích giảm những triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đồng thời, điều trị duy trì là cách để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh phát triển nặng và nguy kịch. Trong quá trình điều trị đạt đến mức độ ổn định nhất định, bệnh nhân hoàn toàn có thể ngưng điều trị bệnh hen phế quản.
1. Khi nào có thể chỉ định điều trị duy trì ở bệnh nhân hen phế quản?
Mục tiêu hướng đến của điều trị duy trì hen phế quản là kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng của bệnh, người bệnh không cần phải dùng đến thuốc cắt cơn, cũng như không có triệu chứng xảy ra cả ngày và đêm. Điều trị duy trì chức năng hô hấp của người bệnh ổn định, bình thường, cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người bệnh. Các trường hợp có thể chỉ định điều trị duy trì bao gồm:
- Người có triệu chứng được chẩn đoán là hen phế quản
- Người có những đợt khò khè nặng do khởi phát virus dù ít thường xuyên
- Người đang theo dõi hen, cần sử dụng thường xuyên SABA hít
- Người nhập viện do cơn hen nặng, nguy kịch
Điều trị duy trì hen phế quản theo mức độ kiểm soát triệu chứng cụ thể được các bác sĩ đưa ra như sau:
Sau khi điều trị ban đầu 4 tuần, thuốc được lựa chọn điều trị tiếp tục tùy thuộc vào mức độ kiểm soát hen trước đó. Người bệnh sẽ được tiếp cận điều trị duy trì tăng hoặc giảm bậc điều trị giúp kiểm soát tốt triệu chứng, giảm thiểu tối đa các nguy cơ xuất hiện cơn hen phế quản và các tác dụng phụ của thuốc về sau.
Quá trình điều trị duy trì cần được đánh giá đáp ứng và điều chỉnh điều trị phù hợp với tình hình tiến triển của người bệnh. Tùy theo mức độ kiểm soát với mục tiêu kiểm soát hen bằng thuốc mà có thể giảm liều thuốc thấp nhất có thể cho người bệnh.
Để đánh giá đáp ứng và điều chỉnh điều trị được dựa vào bảng sau:
2. Khi nào cần ngưng điều trị duy trì hen phế quản?
Việc cân nhắc ngưng điều trị duy trì nếu bệnh nhân hết triệu chứng trong 6-12 tháng điều trị, bệnh nhân đang ở bậc điều trị thấp nhất và không có yếu tố nguy cơ tiến triển. Bệnh nhân nên chú ý không nên ngưng điều trị vào mùa hay bị nhiễm trùng hô hấp, mùa nhiều phấn hoa hoặc có nhiều yếu tố dị nguyên gây bệnh nặng hơn.
Các trường hợp ngưng điều trị duy trì cần được tái khám 3-6 tuần để kiểm tra xem có tái xuất hiện triệu chứng không, nếu có, cần tiếp tục điều trị trở lại.
Nhằm giúp người bệnh phòng tránh, tầm soát bệnh hen phế quản hiệu quả, Vinmec xây dựng Gói tầm soát hen phế quản dành cho người bệnh có nguy cơ cao như:
- Có cơn khò khè hoặc khò khè tái đi tái lại
- Ho thường xuyên đặc biệt tăng về đêm hoặc gần sáng gây thức giấc
- Có ho hoặc khò khè sau hoạt động thể lực
- Bị khó thở liên tục theo một mùa nào nhất định trong năm
- Có ho, khò khè hoặc khó thở sau tiếp xúc với dị nguyên đường hô hấp (bụi nhà, nấm mốc...) hoặc các chất kích ứng (sơn, dầu, nước hoa...)
- Từng bị cảm lạnh dẫn đến viêm phổi hoặc kéo dài trên 10 ngày
- Đã từng chẩn đoán hen nhưng không rõ ràng.
Gói tầm soát hen phế quản giúp tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát, điều trị bệnh và thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng, sàng lọc hen phế quản.
Đội ngũ bác sĩ Vinmec chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán, xác định nguyên nhân hen phế quản và xếp giai đoạn trước điều trị; thời gian khám nhanh gọn, được tư vấn kỹ càng, dễ dàng tuân thủ quản lý điều trị, giúp người bệnh yên tâm khám và điều trị.
Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang đã có hơn 10 năm kinh nghiệm về điều trị các bệnh lý về Hô hấp. Bác sĩ từng giữ vị trí quan trọng tại phòng khám suyễn bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trước khi công tác tại khoa Nội chung – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park như hiện nay.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.