Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.Huỳnh Bảo Toàn - Bác sĩ Nhi Sơ sinh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang.
Bé không chịu bú đêm khiến nhiều bà mẹ lo lắng, liệu bé có bị suy dinh dưỡng hay không. Trên thực tế, ban đêm, bé bú sữa theo nhu cầu và đôi khi do bé đã ngủ nên có nhiều khả năng sẽ bỏ qua cữ sữa này. Nhưng theo các bác sĩ nhi khoa, việc để trẻ bú đêm đều đặn vẫn rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
1. Tại sao trẻ cần phải bú đêm?
Trẻ bú đêm đều đặn không chỉ hỗ trợ tối đa cho sự tăng trưởng của trẻ mà còn đem lại cho mẹ nhiều lợi ích bất ngờ.
1..1 Dạ dày của em bé nhỏ
Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi sinh ra, dạ dày của trẻ chỉ chứa khoảng 20ml chất lỏng, và tăng dần sau đó. Vì vậy, chỉ trong khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ sau khi bú sữa mẹ, dạ dày của bé sẽ trống trở lại.
Một buổi đêm thường kéo dài nhiều hơn 5 tiếng. Trong thời gian này, nếu bạn không cho bé bú sữa, sự tăng trưởng của bé sẽ bị gián đoạn. Vì vậy, cho trẻ bú đêm là cực kì cần thiết trong những tháng đầu đời.
1.2. Bé ngủ ngon hơn
Nhịp sinh học trong cơ thể được điều chỉnh bởi các hormone. Những hormone này giúp bé thức dậy khỏe mạnh và đồng thời cho phép một giấc ngủ sâu vào ban đêm.
Sữa mẹ có chứa tryptophan – một loại acid amin được cơ thể sử dụng để tạo ra melatonin. Hormone melatonin có tác dụng điều hòa giấc ngủ. Vì vậy, giấc ngủ của trẻ sẽ diễn ra dài hơn, sâu hơn hơn khi được bú sữa mẹ trước khi ngủ.
1.3. Giấc ngủ của mẹ sâu hơn
Một nghiên cứu chỉ ra rằng những bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có giấc ngủ nhiều hơn 40 – 45 phút so với những bà mẹ dùng sữa công thức nuôi con. Điều này tạo ra sự khác biệt tương đối lớn ở phụ nữ có tình trạng thiếu ngủ.
1.4. Kiểm soát sinh sản ở người mẹ
LAM là một hình thức kiểm soát sinh sản điển hình có hiệu quả lên đến 98% nếu sử dụng đúng cách.
Khi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn (cả ngày và đêm) và nếu chu kỳ kinh nguyệt của mẹ không trở lại, bạn có thể tránh thai tự nhiên trong thời gian này. Rất nhiều bà mẹ phát hiện rằng khi ngừng cho bé bú đêm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại.
1.5. Kích thích tạo sữa nhiều hơn
Cho bé bú vào ban đêm có thể kích thích cơ thể bạn sản sinh ra nhiều sữa mẹ hơn. Điều này được giải thích là vì vào ban đêm, mức độ prolactin – một loại hormone kích thích sản xuất sữa – trong cơ thể sẽ ở nồng độ cao.
Do đó, khi cho bé bú vào thời điểm này, nguồn sữa sẽ được thúc đẩy sản xuất nhiều hơn so với khi cho bé bú vào ban ngày.
Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ
Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Bé không bú đêm có suy dinh dưỡng?
Câu trả lời là tùy thuộc vào độ tuổi phát triển của bé.
Trước khi có thể ăn dặm, nguồn dinh dưỡng chính của bé là sữa mẹ. Do đó, việc cho bé bú đầy đủ cữ sữa cũng như cho bé bú đêm là vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng của bé suốt thời gian này. Bé không chịu bú đêm có khả năng tăng cân thấp hơn và yếu hơn so với những trẻ được uống sữa mẹ đầy đủ, nguy cơ bị suy dinh dưỡng cũng cao hơn.
Tuy nhiên, sau khi bắt đầu ăn dặm, nguồn dinh dưỡng của bé đã không còn tập trung hoàn toàn vào sữa mẹ nhưng sữa mẹ vẫn là chủ yếu. Vì vậy, vấn đề bú đêm không có tác động quá mạnh mẽ vào sự tăng trưởng của bé, miễn là bé nhận đủ chất và năng lượng để tăng cân trong suốt cả ngày.
3. Mẹo hay giúp trẻ bú đêm thường xuyên hơn
Vấn đề bú đêm của trẻ (trong những năm tháng đầu đời) có ảnh hưởng tương đối lớn đến khả năng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Do đó, một số lời khuyên sau đây có thể giúp bạn cho bé bú đêm dễ dàng và đều đặn hơn.
3.1. Nên sử dụng tư thế nằm
Hãy sử dụng một chiếc gối kêu đầu, nằm nghiêng và đặt bé kề vào cánh tay của bạn, sau đó nghiêng bé sao cho cằm chạm vào ngực bạn, đầu nghiêng về phía sau một chút để bé có thể ngậm được núm vú.
3.2. Tránh xem đồng hồ
Xem đồng hồ và xác định rõ thời gian đôi khi sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và buồn ngủ hơn do tâm lý. Vì vậy, bạn nên tránh xem đồng hồ để hạn chế những cảm xúc tiêu cực khi cho bé bú đêm.
3.3. Tắt đèn khi cho bé bú sữa
Nên giữ căn phòng tối và yên tĩnh nhất có thể để giúp bé sau khi bú sữa mẹ sẽ có thể quay trở lại ngủ ngay.
3.4. Chọn quần áo ngủ thoáng mát, có cúc mở từ đằng trước
Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng cho bé bú và cũng giúp bé tiếp cận bầu sữa mẹ thuận lợi hơn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên mặc áo ngực khi ngủ để tránh tình trạng bị viêm vú, tắc sữa...
3.5. Bạn nên ngủ trưa
Một giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi hơn vào ban đêm và vì vậy việc cho con bú đêm không còn là cơn ác mộng với bạn.
4. Làm thế nào để đánh thức bé dậy vào ban đêm?
Trẻ sơ sinh thường tự thức dậy khi đói để tìm kiếm sữa mẹ. Đây được gọi là nhu cầu của bé và quá trình thức dậy này xảy ra một cách tự nhiên. Vì vậy, việc đánh thức trẻ vào ban đêm là không cần thiết.
Tuy nhiên, trong trường hợp bé là đối tượng sinh non hoặc thiếu cân, nếu bé ngủ nhiều hơn 5 tiếng (không thức dậy vào giữa đêm), thì việc bú đêm lại đóng vai trò quan trọng giúp tránh khỏi tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên đánh thức bé dậy theo đúng lịch trình đã lên sẵn và cho bé bú đủ cữ sữa mẹ.
Nhìn chung, đối với câu hỏi bé không bú đêm liệu có suy dinh dưỡng, câu trả lời tùy thuộc vào từng bé. Ở những bé thiếu cân hoặc sinh non, đáp án là có. Tuy nhiên, trên thực tế, dù ở trường hợp nào, việc bú đêm cũng là một quá trình quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé sau này. Nếu bạn đang gặp những vấn đề khó khăn trong việc chăm sóc bé, đặc biệt là những trẻ sinh non, có triệu chứng suy dinh dưỡng thì nên đưa bé đến khám tại khoa Nhi của các bệnh viện uy tín, chất lượng cao .
Để phòng chống và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho con. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong