Một số môn thể thao thực sự yêu cầu kính bảo vệ, nhưng ngay cả đối với những môn không cần kính, chúng ta cần biết khi nào và cách chúng ta nên bảo vệ mắt khi chơi thể thao.
1. Các biện pháp bảo vệ mắt khi chơi thể thao
Khi chơi thể thao, chúng ta thường đề phòng để bảo vệ tay, chân, ngón tay,... khỏi những tổn thương không đáng có. Dụng cụ bảo vệ mắt có thể trông không đẹp mắt khi bạn ở trên sân bóng rổ hoặc bóng chày hay đặc biệt là bóng đá, nhưng nó sẽ rất hữu ích trong việc bảo vệ đôi mắt của những người tham gia những môn thể thao đó. Nếu yêu thích một môn thể thao, nhất là những môn thể thao mang tính đối kháng cao, chắc hẳn bạn đã từng nghĩ đến việc đội mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu, hoặc sử dụng đệm và nẹp cho xương và khớp các vùng dễ bị tổn thương. Nếu sử dụng những phương pháp đó để ngăn ngừa chấn thương sọ não, gãy xương, bầm tím và sứt mẻ răng, vậy tại sao bạn không thực hiện những bước tương tự để bảo vệ đôi mắt, giảm nguy cơ tổn thương giác mạc (rách/bong giác mạc) hoặc gãy sàn hốc mắt?
Gãy xương và vết bầm tím sẽ lành, nhưng một chấn thương mắt nghiêm trọng có thể khiến bạn mất đi một phần hoặc thậm chí toàn bộ thị lực suốt đời. Bất kể chơi môn thể thao nào, đôi mắt của bạn cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi những quả bóng, các dụng cụ khác trong trò chơi và thậm chí cả các bộ phận cơ thể của người chơi khác như ngón tay, cùi chỏ và bàn chân là những thứ phổ biến nhất.
Trẻ em nên luôn sử dụng thiết bị bảo vệ mắt, đặc biệt nếu chúng chưa có kỹ năng tốt hoặc chưa phát triển khả năng phối hợp thể chất tốt. Dưới đây là những dụng cụ bảo vệ mắt phù hợp với từng môn thể thao dành cho trẻ em:
- Bóng chày: Chọn một miếng che chắn khuôn mặt bằng nhựa hoặc polycarbonate chắc chắn, cùng với kính bảo hộ hoặc miếng bảo vệ mắt;
- Bóng rổ: Goggles;
- Bóng đá: Trang bị bảo vệ mắt cho bóng đá;
- Bóng bầu dục: Trang bị bảo vệ mắt và bảo vệ mặt cho môn bóng bầu dục;
- Khúc côn cầu: Mặt nạ làm bằng vật liệu polycarbonate hoặc dây;
- Quần vợt hoặc bóng ném: Goggles.
Các loại kính râm thông thường và đôi khi cả kính bảo hộ không cung cấp tất cả sự bảo vệ bạn cần trong các môn thể thao. Do đó cần tìm kiếm các sản phẩm được thiết kế dành riêng cho những môn thể thao cụ thể. Và hãy thử các mẹo sau:
- Mua kính bảo vệ mắt ở cửa hàng thể thao hoặc cửa hàng quang học và nhờ người quen với thị lực của bạn và môn thể thao phù hợp với bạn;
- Đảm bảo ống kính được an toàn. Nếu một cái chĩa vào bên trong, nó có thể làm hỏng mắt của bạn;
- Tìm phần đệm dọc theo lông mày và mép mũi để chúng không cắt hoặc làm xước mặt bạn.
2. Kính bảo vệ mắt khi chơi thể thao
Cách đây không lâu, các vận động viên hiếm khi đeo kính mắt được thiết kế đặc biệt để bảo vệ mắt khi chơi thể thao, và chấn thương mắt liên quan đến thể thao do đó ngày càng trở nên phổ biến. Ngày nay, kính mắt thể thao có thể được sử dụng trên hầu hết bất kỳ ai tham gia các môn thể thao liên quan đến bóng, vợt hoặc gậy - cho dù họ chơi ở các giải đấu lớn hay chỉ là những giải đấu phong trào. May mắn thay, các huấn luyện viên, phụ huynh và cầu thủ giờ đây đã nhận ra rằng đeo kính bảo vệ khi chơi thể thao có thể mang lại nhiều lợi ích cho họ.
Nguy cơ tổn thương mắt giảm xuống kèm với hiệu suất của người chơi được nâng cao nhờ khả năng nhìn rõ hơn. Trên thực tế, nhiều câu lạc bộ thể dục thể thao ngày nay không cho phép các thành viên của họ tham gia mà không đeo các trang thiết bị bảo vệ phù hợp cho mắt. Ban đầu, có một số trẻ em phản đối vì "trông chúng buồn cười" khi đeo kính bảo vệ. Tuy nhiên ngày nay, kính thể thao là một phần được chấp nhận trong cuộc sống hàng ngày, giống như mũ bảo hiểm xe đạp đã trở thành tiêu chuẩn. Ngoài ra, hiện nay đi cùng với sự phát triển của dòng kính thể thao, các nhà sản xuất thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm cũng như biến chúng trở thành những mắt kính thời trang khiến cho việc đeo những cặp kính này trở nên phổ biến.
Theo báo cáo của Hoa Kỳ, các phòng cấp cứu của bệnh viện tại quốc gia này đã phải điều trị hơn 40.000 ca chấn thương mắt liên quan đến thể thao mỗi năm. Ngay cả những môn thể thao không mang tính đối kháng cao như cầu lông cũng có thể gây ra những nguy hiểm cho mắt. Bất kỳ môn thể thao nào có bóng, vợt hoặc vật thể bay đều có khả năng gây chấn thương mắt. Môn thể thao như bóng ném, quần vợt và cầu lông có vẻ tương đối vô hại, nhưng những quả bóng trong các môn thể thao này có thể chuyển động với vận tốc 60 dặm một giờ hoặc nhanh hơn. Cá biệt trong trò chơi bóng ném, một quả racquetball có thể di chuyển với vận tốc từ 60 đến 200 dặm một giờ.
Một nguy cơ tiềm ẩn khác là bản thân các cây vợt di chuyển với tốc độ cao trong một không gian hạn chế và có thể tấn công trực tiếp những người chơi. Vật thể bay không phải là mối nguy hiểm duy nhất. Nhiều chấn thương mắt đến từ những cú chọc và đâm bằng ngón tay và khuỷu tay, đặc biệt là trong các trò chơi mà người chơi tiếp xúc gần nhau. Ví dụ như bóng rổ, có tỷ lệ chấn thương mắt rất cao. Bơi lội cũng vậy, nơi không có vật thể bay nào tham gia. Đây là những lý do tuyệt vời để đeo kính bảo vệ.
Nâng cao hiệu suất là một khía cạnh quan trọng khác của bảo vệ mắt. Những người mắc các bệnh về mắt từ nhẹ đến trung bình thường chỉ tham gia vào các môn thể thao mà không cần đeo kính mắt hoặc kính áp tròng. Các huấn luyện viên và cầu thủ sớm nhận ra rằng tầm nhìn rõ ràng, sắc nét là yếu tố quan trọng trong thành tích thể thao và việc tham gia các môn thể thao với thị lực dưới 20/20 sẽ ảnh hưởng đáng kể đến quá trình thi đấu.
Kính đeo mắt, kính râm và thậm chí cả kính bảo hộ lao động trong công việc thường không cung cấp khả năng bảo vệ thích hợp cho việc chơi thể thao. Kính thể thao được làm với nhiều hình dạng và kích cỡ. Nhiều loại được thiết kế cho các môn thể thao dùng vợt cũng như có sẵn cho bóng rổ và bóng đá. Một số thậm chí còn được thiết kế để vừa với mũ bảo hiểm được sử dụng trong môn bóng bầu dục của Mỹ, khúc côn cầu và bóng chày.
Kính thể thao nên cho phép sử dụng chung với mũ bảo hiểm khi môn thể thao đó yêu cầu. Thấu kính trong kính mắt thể thao thường được làm bằng polycarbonate. Vì polycarbonate là một vật liệu thấu kính chống va đập nên nó hoạt động tốt để bảo vệ mắt khỏi các vật thể chuyển động nhanh. Polycarbonate cũng được tích hợp khả năng chống tia cực tím - một tính năng rất hữu ích dành cho cho các môn thể thao ngoài trời. Tuy nhiên, thấu kính polycarbonate chưa được xử lý có thể dễ bị trầy xước. Vì lý do này, hầu như tất cả các thấu kính polycarbonate cho kính mắt và kính mắt thể thao đều bao gồm một lớp phủ chống xước trên cả bề mặt trước và sau để tăng độ bền.
Polycarbonate là vật liệu được lựa chọn cho ống kính thể thao, nhưng gọng kính cũng đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, các môn thể thao khác nhau yêu cầu các loại khung khác nhau, điều này đã dẫn đến sự phát triển của khung dành riêng cho môn thể thao. Hầu hết các loại gọng kính thể thao có thể vừa với tất cả các loại mắt kính. Gọng thể thao được làm bằng nhựa hoặc polycarbonate có khả năng chống va đập cao và hầu hết được đi kèm với đệm cao su để đệm khung nơi tiếp xúc với đầu hoặc vùng mũi nhằm tránh tổn thương cho vận động viên. Một số loại kính có kiểu dáng thể thao với đường viền và ôm nhẹ quanh mặt. Loại kính bảo hộ này hoạt động tốt khi đi xe đạp, trượt ván và chèo thuyền. Những người đeo kính áp tròng đặc biệt được hưởng lợi từ loại kính này vì nó giúp tránh gió và bụi.
Cuối cùng người ta nhận ra rằng tốc độ cao của trái bóng trong môn bóng ném đã nén quả bóng đủ để gây tổn thương mắt nghiêm trọng. Do đó các chuyên gia không khuyến khích sử dụng kính chơi bóng ném mà không có thấu kính. Người chơi bắn súng sơn cũng có nguy cơ bị thương nặng ở mắt nếu họ không đeo bảo vệ mặt đầy đủ. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhãn khoa Hoa Kỳ cho thấy trong số 36 người bị thương ở mắt do bắn sơn tốc độ cao, phát hiện phổ biến nhất là chảy máu bên trong mắt (hyphema), xảy ra ở 81% số người bị thương ở mắt. Tổng cộng có 9 trường hợp (25%) phải phẫu thuật khẩn cấp để sửa nhãn cầu bị vỡ. Cuối cùng, 29 mắt (81%) cần can thiệp phẫu thuật, với 19% mắt bị bong võng mạc và 22% trường hợp phải cắt bỏ nhân mắt. Thị lực cuối cùng chỉ là 20/40 hoặc tốt hơn ở 36% số mắt bị thương và 18 mắt (50%) bị mất thị lực vĩnh viễn, nặng hơn 20/200. Các tác giả nghiên cứu cho biết rằng 97% các chấn thương nhãn cầu có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng những loại kính bảo vệ phù hợp.
Kính thể thao phải vừa vặn với người đeo. Điều này đặc biệt rất quan trọng đối với trẻ em. Không bao giờ để trẻ chơi khúc côn cầu mà không đội mũ bảo hiểm. Vợt khúc côn cầu rất đặc và cứng, và khi một người bị đập vào mắt ở tốc độ cao, nó có thể gây mất thị lực và thậm chí mù hoàn toàn. Nhưng nếu gọng kính quá lớn và không vừa vặn, lượng bảo vệ mà chúng mang lại sẽ bị tổn hại, làm tăng nguy cơ chấn thương mắt. Đó là một rủi ro không đáng có. Đồng thời, việc cho phép một cầu thủ trẻ tiếp tục đeo kính bảo hộ mà trẻ đã đeo quá xa có thể gây nguy hiểm tương tự. Đầu tiên, những chiếc gọng kính sẽ không thoải mái. Thứ hai, các khung trên mũ có thể cản trở tầm nhìn ngoại vi, dẫn đến hiệu suất kém và nguy cơ bị bóng hoặc vật thể không nhìn thấy khác từ bên này hay bên kia đập vào. Xem xét độ vừa vặn của kính thể thao của trẻ mỗi năm để đảm bảo rằng chúng vẫn được bảo vệ thích hợp. Đảm bảo phần đệm bên trong các cạnh của kính bảo hộ nằm ngang với khuôn mặt và mắt được căn giữa theo cả chiều ngang và chiều dọc trong vùng thấu kính.
Trong các môn thể thao, va chạm là điều không thể tránh khói, đặc biệt là các môn thể thao mang tính đối kháng cao. Các vận động viên hoặc người chơi có thể gặp phải một số chấn thương nghiêm trọng liên quan đến cơ, xương, khớp và đặc biệt là mắt. Do đó, việc bảo vệ mắt trong khi chơi thể thao là điều hết sức quan trọng. Hiện nay các loại kính thể thao bảo vệ mắt ngày càng đa dạng, hợp thời trang và phù hợp với các môn thể thao cụ thể. Vì vậy, nếu là người yêu thích một môn thể thao nào đó, đừng ngần ngại chọn cho mình một cặp kính để bảo vệ mắt trong quá trình chơi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, allaboutvision.com