Dây rốn trẻ sơ sinh bình thường có chứa đến ba mạch máu: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Tĩnh mạch ở dây rốn giúp vận chuyển oxy và máu giàu dinh dưỡng đến thai nhi, còn các động mạch trên dây rốn thì lại mang các máu bị oxi hóa, những chất thải dư thừa không có lợi (như khí carbon dioxide) và những máu đã cạn hết chất dinh dưỡng về lại nhau thai và dòng máu của mẹ.
Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, dây rốn trẻ sơ sinh còn truyền cả chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Sau khi sinh con, dây rốn không còn cần thiết nữa nên sẽ bị kẹp lại và cắt đi luôn để giúp trẻ tách ra khỏi hoàn toàn với cơ thể mẹ.
Cắt rốn là một việc thiết yếu để giúp trẻ tách ra hoàn toàn với cơ thể mẹ. Hiện nay đang có một sự thay đổi xu thế trong việc cắt rốn, nhiều bà mẹ cho rằng việc cắt rốn chậm sẽ giúp bé khỏe mạnh, phát triển thông minh hơn.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, sau khi lấy bé ra khỏi bụng mẹ sinh mổ, các bác sĩ thường nâng bé lên, để đầu bé thấp hơn so với bụng mẹ giúp dịch trong họng và miệng của bé chảy ra hết, nhờ vậy bé cũng sẽ có thêm 1 lượng máu nhất định từ mẹ truyền sang từ 10 - 15s. Đặc biệt, không chỉ dốc ngược, các bác sĩ còn trì hoãn việc cắt rốn 1 vài giây sau sinh con. Việc cắt rốn chậm giúp giữ lại tối đa lượng hồng cầu và dinh dưỡng trong dây rốn vào em bé, điều này cũng giúp ích cho cả thai phụ.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 100% trẻ sinh ra đều được các bác sĩ cắt rốn chậm, giúp giảm nguy cơ thiếu máu, tăng nguồn oxy, giảm nguy cơ xuất huyết não và nhiễm khuẩn máu, góp phần mang đến cho bé một khởi đầu thuận lợi. Đặc biệt, bố hoặc bà sẽ được các cô nữ hộ sinh hướng dẫn để có thể trực tiếp thực hiện cắt rốn cho bé - khoảnh khắc người thân cùng mẹ đón con yêu chào đời sẽ trở nên ý nghĩa và đáng nhớ hơn.