Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Hen suyễn do tập thể dục là do các cơ vân quanh đường thở rất nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm khi đó nó sẽ phản ứng lại bằng cách co thắt, làm hẹp đường thở. Tuy nhiên, không nên tránh hoạt động thể chất vì bị hen suyễn. Trên thực tế, hoạt động thể dục mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe đặc biệt cho những bệnh nhân mắc hen suyễn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống thì người bệnh cần hiểu rõ tình trạng bệnh kết hợp với việc thăm khám và điều trị hen suyễn đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
1. Hen suyễn do tập thể dục
Hen suyễn do tập thể dục là sự thu hẹp đường dẫn khí trong phổi được kích hoạt bởi tập thể dục gắng sức. Nó gây khó thở, thở khò khè, ho và các triệu chứng khác trong hoặc sau khi tập thể dục. Thuật ngữ chính xác cho tình trạng này là co thắt phế quản do tập thể dục. Bởi vì, bài tập gây ra hẹp đường thở (co thắt phế quản) nhưng không phải là nguyên nhân gốc rễ của bệnh hen suyễn.
Trong số những người mắc bệnh hen suyễn, tập thể dục có thể chỉ là một trong một số yếu tố có thể gây khó thở. Nhiều người mắc chứng co thắt phế quản do tập thể dục có thể tiếp tục tập thể dục và duy trì hoạt động bằng cách điều trị các triệu chứng bằng thuốc hen suyễn thông thường và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
2. Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của co thắt phế quản do tập thể dục có thể bắt đầu trong hoặc ngay sau khi tập thể dục. Những triệu chứng này có thể kéo dài trong 60 phút hoặc lâu hơn nếu không được điều trị. Triệu chứng có thể bao gồm:
- Ho
- Khò khè
- Khó thở
- Tức ngực hoặc đau
- Mệt mỏi khi tập thể dục
- Kém hơn thành tích thể thao
- Tránh hoạt động (một dấu hiệu chủ yếu ở trẻ nhỏ)
Trong trường hợp có những dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ cần gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán bệnh đồng thời nhanh chóng có phác đồ điều trị. Những triệu chứng tồi tệ hơn, chẳng hạn như:
- Khó thở hoặc thở khò khè đang tăng nhanh, thở gắng sức.
- Không cải thiện ngay cả sau khi sử dụng thuốc hít theo toa cho các cơn hen suyễn.
3. Nguyên nhân
Co thắt phế quản do tập thể dục vẫn chưa rõ nguyên nhân. Có thể có nhiều hơn một quá trình sinh học liên quan. Ở những người bị co thắt phế quản do tập thể dục sẽ dễ bị viêm và có thể sản xuất chất nhầy dư thừa sau khi tập thể dục gắng sức.
4. Các yếu tố nguy cơ
Co thắt phế quản do tập thể dục có nhiều khả năng xảy ra ở:
- Người bị hen suyễn. Khoảng 90% những người mắc bệnh hen suyễn bị co thắt phế quản do tập thể dục. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người không bị hen suyễn.
- Vận động viên (điền kinh, thể dục thể thao). Mặc dù bất cứ ai cũng có thể trải qua co thắt phế quản do tập thể dục, nhưng nó sẽ phổ biến hơn ở các vận động viên.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc đóng vai trò kích hoạt bao gồm:
- Không khí lạnh
- Không khí khô
- Ô nhiễm không khí
- Chất Clo trong bể bơi
- Hóa chất sử dụng với thiết bị tái tạo bề mặt sân băng
- Các hoạt động với thời gian thở sâu kéo dài, như chạy đường dài, bơi lội hoặc bóng đá
5. Điều trị
Với những bệnh nhân bị hen suyễn do tập thể dục bác sĩ có thể kê toa thuốc để uống hoặc hít ngay trước khi tập thể dục hoặc dùng hàng ngày để kiểm soát lâu dài.
5.1. Thuốc kê đơn sử dụng trước khi tập thể dục
Đây là loại thuốc dùng để giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa co thắt phế quản do tập thể dục. Cần phải nói rõ cho bác sĩ về thời gian cần giữ cho việc dùng thuốc và tập thể dục. Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm:
- Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn là thuốc hít giúp mở đường thở. Đây là những loại thuốc trước khi tập thể dục được sử dụng phổ biến nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này hàng ngày không được khuyến khích, vì cơ thể có thể dung nạp những thuốc này. Những loại thuốc này bao gồm albuterol (ProAir HFA, Proventil HFA, Ventolin HFA) và levalbuterol (Xopenex HFA).
- Ipratropium (Atrovent HFA) là một loại thuốc hít giúp thư giãn đường thở và có thể có hiệu quả đối với một số người. Một phiên bản chung của ipratropium cũng có thể được thực hiện với một máy phun sương.
5.2. Thuốc kiểm soát dài hạn
Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc kiểm soát dài hạn trước khi tập thể dục hàng ngày, để kiểm soát hen suyễn mãn tính tiềm ẩn hoặc để kiểm soát các triệu chứng trước khi tập thể dục mà điều trị không hiệu quả. Những loại thuốc này, thường được dùng hàng ngày bao gồm:
- Corticosteroid dạng hít giúp ức chế viêm trong đường thở. Bệnh nhân có thể cần sử dụng phương pháp điều trị này trong tối đa bốn tuần trước khi có hiệu quả tối đa. Các loại thuốc corticosteroid dạng hít bao gồm fluticasone (Flovent Diskus, Flovent HFA), budesonide (Pulmicort Flexhaler), mometasone (Asmanex Twisthaler) và beclomethasone (Qvar).
- Thuốc hít kết hợp có chứa corticosteroid và chất chủ vận beta tác dụng dài (LABA), là một loại thuốc làm giãn đường thở. Mặc dù những ống hít này được kê toa để kiểm soát lâu dài, bác sĩ có thể khuyên nên sử dụng trước khi tập thể dục. Thuốc hít kết hợp bao gồm fluticasone và salmeterol (Advair Diskus), budesonide và formoterol (Symbicort), và mometasone và formoterol (Dulera).
- Chất điều chỉnh Leukotriene là thuốc uống có thể ngăn chặn hoạt động viêm đối với một số người. Những loại thuốc này có thể được sử dụng hàng ngày hoặc điều trị dự phòng trước khi tập thể dục nếu dùng trước ít nhất hai giờ. Ví dụ bao gồm montelukast (Singulair), zafirlukast (Accolate) và zileuton (Zyflo, Zyflo CR).
6. Phòng bệnh
- Luôn luôn sử dụng thuốc hít trước khi bắt đầu tập thể dục. Điều này giúp kiểm soát và ngăn ngừa triệu chứng hen do tập thể dục.
- Thực hiện các bài tập khởi động giúp làm ấm cơ thể và duy trì thời gian hạ nhiệt thích hợp sau khi tập thể dục.
- Nếu thời tiết lạnh, tập thể dục trong nhà hoặc đeo khẩu trang hoặc khăn quàng qua mũi và miệng.
- Tránh tập thể dục ngoài trời khi lượng phấn hoa phát tán trong không khí cao (nếu bạn bị dị ứng), và cũng tránh tập thể dục ngoài trời khi có ô nhiễm không khí cao, hoặc nhiệt độ ngoài trời cực kỳ lạnh.
- Hạn chế tập thể dục khi bị nhiễm virus.
- Tập thể dục ở mức độ phù hợp.
Với những bệnh nhân hen suyễn không nên vì mắc bệnh mà tránh tập thể dục. Bệnh nhân hen suyễn cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách, thì việc tập thể dục sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có gói tầm soát hen cho những bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản. Gói tầm soát bệnh hen phế quản của Vinmec giúp:
- Tầm soát phát hiện bệnh sớm để kịp thời kiểm soát và điều trị bệnh
- Thực hiện khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh, đo chức năng hô hấp, khám tai mũi họng và sàng lọc hen phế quản.
Khi đăng ký Gói tầm soát hen phế quản, khách hàng sẽ được:
- 01 lần khám có đặt hẹn trước với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng ( Vinmec Hà Nội)
- 01 lần thực hiện các xét nghiệm tầm soát
- Đo chức năng hô hấp
- Đo FeNo ( Vinmec Hà Nội)
- Nội soi tai mũi họng
- Xét nghiệm dị nguyên
Bác sĩ Thủy Tiên đã có 18 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh lý nội khoa. Hiện đang là Bác sĩ Nội tổng quát Khoa Khám bệnh và Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org, Webmd.com