Là người mắc bệnh hen mãn tính, tôi rất muốn biết là liệu có bài tập nào đó giúp tôi kiểm soát hơi thở của mình. Có bài tập thở nào hiệu quả với người bệnh như tôi không? Nếu có, tôi nên bắt đầu như thế nào?
Trả lời:
BS Dan Rutherford: Bạn có lẽ đang đề cập tới kỹ thuật thở Buteyko (BBT). Đây là phương pháp “đào tạo lại” cách thở theo một hệ thống đã được phát triển từ thế kỷ 15 của nhà sinh lý học nổi tiếng người Ukraina. Buteyko đã hỗ trợ nhiều bệnh liên quan với hơi thở, trong đó có hen suyễn vì kỹ thuật này tập trung vào việc tập thở, giữ hơi thở.
BBT không phải là một liệu pháp chữa bệnh nhưng nhiều người cho rằng kỹ thuật này hữu ích trong việc giảm mức độ triệu chứng của họ cũng như tần suất sử dụng thuốc, giúp cải thiện tình trạng co thắt phế quản.
Mặc dù nhiều “fan” của Buteyko cho rằng nó hiệu quả nhưng thực tế là có rất ít bằng chứng.
BS Tony Gallagher: Đối với một số người, biểu hiện của hen suyễn rất nhẹ và không thường xuyên. Và tôi hy vọng bạn ở trong nhóm này. Ở một số người khác, mỗi ngày có thể là một cuộc đấu tranh, và trong một số ít trường hợp, bệnh hen suyễn có thể đe dọa cuộc sống.
Hầu hết các bệnh nhân vẫn có thể tham gia bất kỳ hoạt động nào mà họ muốn miễn là bệnh của họ được kiểm soát. Có rất nhiều bệnh nhân hen suyễn nổi tiếng, trong đó có David Beckham và vận động viên Paula Radcliffe, những người luôn dẫn đầu một cuộc sống vận động tích cực.
Nếu đúng là tập luyện có thể gây ra các cơn hen thì bạn cũng sẽ có cách để ngăn chặn chúng. Nếu việc luyện tập kích thích cơn hen thì hãy sử dụng thuốc xịt ngay lập tức trước khi bạn khởi động vào bài tập, đặc biệt là trong môi trường lạnh, khô.
Bạn nên đặt mục tiêu tập luyện 30 phút/lần, 3-5 lần/tuần ở mức độ gắng sức vừa phải (thở vừa phải). Rosemary Conley, một huấn luyện viên môn guru và cũng là một bệnh nhân hen cho rằng nên bắt đầu bằng 5 phút đi bộ mỗi lần, 1 ngày đi 3 lần là đủ tạo ra sự khác biệt. Yoga cũng cung cấp cho cơ thể và tinh thần các tư thế thực hiện trong sự hài hòa với kỹ thuật thở.
Nhân Hà
Theo telegraph