Nôn trớ ở trẻ: khám lâm sàng - cận lâm sàng và cách xử trí

Bài viết được viết bởi BSCK II Bùi Thu Hương, Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến nhiều bà mẹ lo lắng, đặc biệt khi bé xuất hiện những triệu chứng đi kèm như: ho, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, chướng bụng, co giật... Đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm về hô hấp, não và màng não. Vậy khám lâm sàng - cận lâm sàng ở trẻ non trớ như thế nào và cách xử trí ra sao?

1. Khám lâm sàng

Lứa tuổi: dị tật tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Phát triển cơ thể: nôn kéo dài gây suy dinh dưỡng, mất nước điện giải mạn tính.

Phát hiện các triệu chứng đi kèm nôn:

  • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, bí trung đại tiện, chướng bụng, đau bụng, ỉa máu, thăm hậu môn có máu,...
  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn: sốt, rét run, xanh tái, đau tai, đái buốt, đái dắt, phát ban,...
  • Dấu hiệu não – màng não: co giật, đau đầu, cứng gáy, sợ ánh sáng, mờ mắt, chu vi đầu tăng,...
  • Dấu hiệu bệnh hô hấp cấp, mạn tính: nôn gây viêm phổi hít, GERD,...

Trẻ bị tiêu chảy có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị tiêu chảy có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu hóa

2. Cận lâm sàng

Xác định hậu quả nôn: ĐGĐ, CTM, ceton niệu, X-quang phổi

Xác định nguyên nhân nôn:

  • Ngoại khoa: Chụp bụng không chuẩn bị, siêu âm bụng, chụp dạ dày ruột có cản quang;
  • Bệnh nhiễm khuẩn: CTM, CRP, cấy phân, cấy nước tiểu, cấy máu, khám tai-mũi-họng...;
  • RLCH, nhiễm độc: thể ceton niệu, Glucose máu, ure huyết, ĐGĐ, lactat,...;
  • Bệnh thần kinh: chọc DNT, soi đáy mắt, chụp sọ não, điện não đồ,...;
  • Khám tâm thần.

3. Xử trí

  • Bù nước điện giải;
  • Không dùng thuốc chống nôn khi theo dõi các chỉ định ngoại khoa;
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống;
  • Thay đổi tư thế bế ẵm trẻ;
  • Nôn do co thắt môn vị: dùng Atropin, Motilium, Domperidon, Primperan;
  • Điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân.

Mẹ cần thay đổi tư thế ẵm khi bé bị nôn trớ
Mẹ cần thay đổi tư thế ẵm khi bé bị nôn trớ

Ngoài ra, để tránh tình trạng nôn trớ xảy ra ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên bổ sung kẽm hợp lýcho con, cùng các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... Các chất dinh dưỡng này sẽ giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe