Ảnh hưởng của thuốc tránh thai nội tiết lên cơ thể bạn

Các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố mặc dù sử dụng hiệu quả hơn so với các hình thức kiểm soát sinh sản khác, chúng có thể giúp điều trị các vấn đề sức khỏe khác như giảm kinh nguyệt, thay đổi làn da, ... Tuy nhiên, chúng vẫn có tác dụng phụ. Sau đây là những thông tin về ảnh hưởng của thuốc tránh thai nội tiết lên cơ thể bạn.

1. Các phương pháp tránh thai nội tiết

Thuốc tránh thai và miếng dán chỉ được bán khi có đơn thuốc của bác sĩ. Thuốc tránh thai dựa trên hormone có nhiều dạng, bao gồm:

  • Thuốc viên (hoặc thuốc tránh thai): Sự khác biệt chính giữa các nhãn hiệu là lượng estrogenprogestin trong chúng. Đây là lý do tại sao một số phụ nữ đổi loại thuốc sử dụng nếu họ cho rằng họ nhận được quá ít hoặc quá nhiều hormone, dựa trên các triệu chứng sau khi sử dụng thuốc. Thuốc phải được sử dụng hàng ngày để tránh thai.
  • Miếng dán tránh thai: Miếng dán cũng chứa estrogen và progestin, nhưng được đặt trên da.
  • Vòng tránh thai âm đạo: Tương tự với miếng dán và thuốc viên, vòng cũng giải phóng estrogen và progestin vào tử cung. Vòng được đeo bên trong âm đạo để niêm mạc âm đạo có thể hấp thụ các hormone
  • Thuốc ngừa thai (Depo-Provera): Thuốc tiêm chỉ chứa progestin và được sử dụng 12 tuần một
  • Dụng cụ tử cung (DCTC): Có cả DCTC có và không có hormone, chúng giải phóng hormone, chúng có thể chứa progesterone.
  • Que cấy tránh thai: Que cấy chứa progestin phóng thích qua que mỏng vào cánh tay của bạn. Nó được bác sĩ đặt dưới da bên trong cánh tay của bạn.

Thuốc tránh thai nội tiết có nhiều dạng
Thuốc tránh thai nội tiết có nhiều dạng

2. Những ảnh hưởng của các phương pháp ngừa thai nội tiết lên cơ thể bạn

Mỗi loại có những lợi ích và rủi ro riêng còn phụ thuộc vào cơ thể của mỗi cá nhân.

2.1 Hệ thống sinh sản

Buồng trứng sản xuất một cách tự nhiên các nội tiết tố nữ estrogen và progestin. Một trong hai loại hormone này có thể được sản xuất tổng hợp và được sử dụng trong các biện pháp tránh thai.

Nồng độ estrogen và progestin cao hơn bình thường sẽ ngăn buồng trứng phóng thích trứng. Nếu không có trứng, tinh trùng sẽ không thể thụ tinh. Progestin cũng làm thay đổi chất nhầy cổ tử cung, khiến nó trở nên đặc và dính, khiến tinh trùng khó tìm đường vào tử cung hơn.

Khi sử dụng một số biện pháp tránh thai nội tiết như IUD Mirena, bạn có thể thấy kinh nguyệt ít và ngắn hơn, đồng thời giảm bớt các cơn đau bụng kinh và các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Những tác động này là một trong những lý do tại sao một số phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai đặc biệt cho chứng rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD). Một số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung cũng sử dụng biện pháp tránh thai để giảm bớt các triệu chứng đau đớn.

Sử dụng các biện pháp tránh thai dựa trên hormone thậm chí có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cungung thư buồng trứng. Bạn dùng chúng càng lâu, nguy cơ của bạn càng giảm. Các phương pháp này cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển của các nang vú hoặc buồng trứng không phải ung thư. Tuy nhiên, tranh cãi vẫn còn liên quan đến khả năng các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể làm tăng phần nào nguy cơ ung thư vú.

Khi bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết, kinh nguyệt của bạn có thể sẽ trở lại bình thường trong vòng vài tháng sau đó. Một số lợi ích phòng ngừa ung thư tích lũy được từ nhiều năm sử dụng thuốc có thể tồn tại trong vài năm nữa.

Các tác dụng phụ về sinh sản khi cơ thể bạn đang thích nghi với các biện pháp tránh thai dạng uống, dạng nhét và miếng dán bao gồm:

  • Mất kinh (vô kinh) hoặc cường kinh
  • Một số chảy máu hoặc đốm giữa các kỳ kinh
  • Kích ứng âm đạo
  • Căng ngực
  • Thay đổi trong ham muốn tình dục của bạn

Các tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng không phổ biến bao gồm chảy máu nhiều hoặc chảy máu kéo dài hơn một tuần.


Thuốc tránh thai nội tiết có thể gây buồn nôn, đầy hơi
Thuốc tránh thai nội tiết có thể gây buồn nôn, đầy hơi

2.2 Hệ thống tiêu hóa

Một số phụ nữ có những thay đổi về sự thèm ăn và cân nặng trong khi dùng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố.

Các tác dụng phụ khác bao gồm: Buồn nôn và đầy hơi, nhưng những tác dụng này có xu hướng giảm bớt sau vài tuần khi cơ thể bạn quen với các hormone bổ sung.

Nếu bạn có tiền sử sỏi mật, việc sử dụng biện pháp tránh thai có thể dẫn đến việc hình thành sỏi nhanh hơn. Một khi bạn bị đau dữ dội, nôn mửa hoặc vàng da và mắt (vàng da); nước tiểu sẫm màu ... cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức

2.3 Làn da

Một số loại thuốc tránh thai có tác dụng làm giảm mụn trứng cá. Mặt khác, những người khác có thể bị nổi mụn hoặc không nhận thấy sự thay đổi nào.

Trong một số trường hợp, biện pháp tránh thai có thể gây ra các đốm nâu nhạt trên da. Cơ thể của mỗi phụ nữ và mức độ hormone khác nhau, đó là lý do tại sao rất khó để dự đoán tác dụng phụ nào sẽ xảy ra do biện pháp kiểm soát sinh sản.

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy rằng biện pháp tránh thai hiện tại không phù hợp với bạn. Cởi mở và trung thực về các tác dụng phụ của bạn và cảm giác của chúng là bước đầu tiên để có được liều lượng và loại phù hợp bạn cần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe