Ai tìm ra vắc-xin bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao và có thể có các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim và hệ thần kinh. Trước kia, căn bệnh này không có phương pháp điều trị hiệu quả. Vào mùa xuân năm 1913, bác sĩ người Đức Emil Von Behring đã phát triển vắc-xin chống bạch hầu - đây được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.

1. Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra và được đặc trưng bởi một tổn thương nguyên phát, thường xuất hiện ở đường hô hấp trên cùng với các triệu chứng tổng quát do sự lây lan độc tố vi khuẩn trên khắp cơ thể. Đây là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng trên khắp thế giới cho đến cuối thế kỷ 19. Nó xảy ra chủ yếu ở các vùng ôn đới, phổ biến vào những tháng lạnh trong năm và thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 10 tuổi.

Trực khuẩn bạch cầu được truyền trong các dịch tiết hô hấp của những người mang bệnh bằng cách nói, ho hoặc khạc nhổ. Trực khuẩn xâm nhập phổ biến ở đường miệng như amidan, mũi và cổ họng. Sau đó, tồn tại và lan truyền ra các khu vực xung quanh tạo ra độc tố mạnh lan truyền ra khắp cơ thể qua đường máu và mạch bạch huyết gây tổn thương cho tim và hệ thần kinh.


Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae
Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae

Bệnh bạch hầu thường có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, ớn lạnh và đau họng nhẹ. Sự lan truyền của trực khuẩn bạch hầu dẫn đến sự hình thành màng dày màu xám bao gồm vi khuẩn, tế bào chết từ màng nhầy và fibrin (protein sợi liên quan đến đông máu). Màng này bám chắc vào các mô bên dưới của miệng, amidan, hầu họng và màng có thể tách ra trong 7- 10 ngày, nhưng các biến chứng độc hại xảy ra sau đó rất nghiêm trọng.

Đầu tiên, tim sẽ bị ảnh hưởng (thường trong tuần thứ hai hoặc thứ ba). Bệnh nhân bị viêm cơ tim có thể gây ra tử vong. Nếu bệnh nhân sống sót qua thời kỳ nguy hiểm này, tim sẽ hồi phục và bệnh nhân có thể khoẻ lại. Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu giả và thực sự là một khía cạnh nguy hiểm của bệnh. Bởi vì, do sự tê liệt tác động của chất độc trên hệ thống thần kinh nên làm cho bệnh nhân có cảm giác phục hồi. Tuy nhiên, khi vào cuối tuần thứ năm đến tuần thứ tám sự tê liệt này sẽ ảnh hưởng đến việc nuốt và thở. Đồng thời, bệnh nhân có thể chết sau nhiều tuần khoẻ mạnh. Vì thế, nếu bệnh nhân được hỗ trợ giai đoạn quan trọng này thì quá trình hồi phụ sẽ diễn ra hoàn toàn, và bệnh nhân sẽ thực sự khoẻ mạnh trở lại.

2. Vắc-xin bạch hầu ra đời thế nào?

Để ngăn ngừa bệnh bạch hầu, cơ thể phải tự sản xuất thuốc kháng độc tố để đáp ứng với việc tạo sự miễn dịch với độc tố bạch hầu. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời vắc-xin bạch hầu.

Bệnh bạch hầu là nguyên nhân chính gây tử vong cao ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong do bệnh dao động khoảng 20% đối với trẻ dưới năm tuổi và trên 40 tuổi, và từ 5-10% đối với những người trên 40 tuổi.


Vắc-xin bạch hầu phối hợp
Vắc-xin bạch hầu phối hợp

Vào những năm 1890, bác sĩ người Đức Emil Von Behring đã phát triển một loại thuốc chống độc không tiêu diệt được vi khuẩn, nhưng vô hiệu hoá các chất độc mà vi khuẩn lan truyền trong cơ thể. Von Behring phát hiện ra rằng máu động vật có chứa chất kháng độc tố và ông ấy đã lấy máu này sau đó loại bỏ các tác nhân đông máu và tiêm vào bệnh nhân.

Von Behring đã được trao giải thưởng Nobel về y học đầu tiên cho việc khám phá và phát triển liệu pháp huyết thanh cho bệnh bạch hầu. Vào mùa xuân năm 1913, Von Behring đã phát triển vắc-xin chống bạch hầu - đây được coi là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.

Từ những năm 1920 trở đi, vắc-xin bạch hầu đã được phân bố rộng rãi. Ngày nay, vắc-xin bạch hầu được khuyên dùng cho tất cả trẻ sơ sinh và người lớn chưa được chủng ngừa, và vắc xin này được sản xuất bằng cách xử lý độc tố bạch hầu bằng nhiệt và hoá chất để phá huỷ khả năng sản sinh bệnh đồng thời cho phép nó kích thích sản xuất kháng thể.

Tiêm chủng vắc-xin nói chung và tiêm vắc-xin bạch hầu nói riêng là hoạt động kích hoạt bộ nhớ của hệ thống miễn dịch mà không gây bệnh cho người tiêm. Bởi vì, khi cơ thể tiếp xúc với nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch sẽ nhớ lại các vi khuẩn đã đồng thời kích hoạt một loạt phản ứng vô hiệu hoá và hạn chế tác hại của chúng.


Bác sĩ Emil Von Behring
Bác sĩ Emil Von Behring

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai tiêm chủng rất nhiều vắc-xin phòng bệnh trong đó có cả chủng vắc-xin bạch hầu. Khi tiêm phòng tại Vinmec sẽ có những lợi ích như:

  • Nguồn vắc-xin có chất lượng cao, xuất xứ rõ ràng, phù hợp với từng độ tuổi, đảm bảo an toàn từ khâu nhập khẩu, bảo quản và sử dụng.
  • Trước khi tiêm phòng, khách hàng đều được khám sàng lọc và được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Sau khi tiêm, khách hàng được đánh giá lại tình trạng sức khoẻ trước khi ra về.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp.
  • Phòng theo dõi sau tiêm được trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu và các bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi xảy ra sự cố.
  • Phòng tiêm chủng lịch sự, thoáng mát.

Trung tâm vắc-xin tại VInmec
Trung tâm vắc-xin tại VInmec

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: nytimes.com; emedicinehealth.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe