Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Bệnh viêm gan B gây ra tổn thương tế bào gan và dẫn đến nhiều hậu quả là viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, nhiều gia đình chưa nhận thức được vai trò quan trọng của tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B và đặt câu hỏi là có nên tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh và lịch tiêm viêm gan B cho trẻ như thế nào?
1. Có nên tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh?
Tiêm chủng vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ nhằm mục đích phòng chống lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con. Việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Hiệu quả phòng ngừa bệnh sẽ giảm dần theo từng ngày từ 50-57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.
Khác với vắc-xin phòng lao, bại liệt, vắc-xin viêm gan B mũi 2, 3, 4 là để phòng phơi nhiễm trong tương lai; tiêm vắc-xin viêm gan B mũi 1 càng sớm càng tốt nhằm mục đích bảo vệ trẻ sơ sinh đã phơi nhiễm với virus ngay khi sinh, đây là một cuộc đua giữa sự nhân lên của virus và vắc-xin tạo ra kháng thể kịp thời bắt lấy virus đang có trong cơ thể, do đó nhiều nước đã tiêm ngay trong vòng 12 giờ đầu sau sinh.
2. Lịch tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng 1 mũi vắc-xin ngừa viêm gan B ngay sau khi sinh, là 24 giờ sau khi sinh. Lưu ý, chỉ sử dụng vắc-xin ngừa viêm gan đơn giá để tiêm liều sơ sinh và có thể tiêm chủng cùng vắc-xin phòng lao BCG nhưng sẽ tiêm ở 2 vị trí khác nhau.
Đối với trẻ sơ sinh có bà mẹ bị nhiễm viêm gan virus B, ngoài 1 mũi vắc-xin ngừa viêm gan B như các trẻ khác, bé cần được tiêm 1 mũi kháng thể (huyết thanh kháng viêm gan B) HBIg (Hepatitis B Immune Globulin) ngay khoảng 12 -24 giờ đầu sau sinh. Những trẻ có mẹ bị viêm gan B sẽ được tiêm theo phác đồ 0-1-6- 18 nghĩa là mũi đầu tiên ngay tại phòng sinh, mũi thứ 2 khi được 1 tháng tuổi, mũi thứ 3 khi được 6 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.
Mục đích của việc tiêm chủng này là globulin miễn dịch kháng viêm gan B tạo miễn dịch thụ động và một mũi vắc xin viêm gan B tái tổ hợp để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ. Vị trí tiêm kháng thể HBIg phải ở các vị trí tiêm vắc-xin viêm gan B khác nhau.
Khi trẻ được tiêm đủ 4 mũi (18 tháng tuổi) cần được xét nghiệm kiểm tra HBsAg và Anti Hbs lại để chắc chắn là trẻ đã được bảo vệ và không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.
Đối với trẻ mẹ không bị nhiễm virus viêm gan B : Tiêm theo phác đồ 0-2-4-18
- Mũi 1: mũi tiêm đầu tiên lúc mới sinh
- Mũi 2: lúc trẻ 2 tháng tuổi
- Mũi 3: lúc trẻ 4 tháng tuổi
- Mũi 4 : lúc trẻ 18 tháng tuổi .
Hoặc theo phác đồ của bộ Y tế Việt nam 0-2-3-4-18
Tiêm viêm gan B mũi 4 khi nào? Tiêm nhắc lại mũi 4 sau mũi 3 -một năm. Vì tiêm mũi 4 là liều tăng cường sẽ được yêu cầu vài năm một lần tùy theo tình hình dịch tễ học. Hiệu lực và thời gian bảo vệ: Tiêm đủ mũi hiệu lực bảo vệ lên tới 90%, thời gian bảo vệ trên 20 năm.
Đối với trẻ sinh non: Khuyến cáo đầy đủ của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) Hoa Kỳ dành cho trẻ sinh non có cân nặng dưới 2000 gram bao gồm:
-Sử dụng cho trẻ cả kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus viêm gan B và vắc - xin phòng virus viêm gan B trong vòng 12 giờ kể từ khi trẻ được sinh ra. Liều vắc - xin phòng virus viêm gan B này sẽ không được tính vào tổng 3 liều vắc - xin phòng virus viêm gan B sử dụng sau này.
-Sử dụng vắc - xin phòng virus viêm gan B vào các thời điểm trẻ được 1 tháng tuổi, giữa tháng tuổi thứ 2 và 3, và khi trẻ được đủ 6 tháng tuổi (nếu tính cả liều vắc - xin sử dụng khi trẻ mới sinh thì số liều sử dụng tổng cộng là 4 liều); nếu sử dụng vắc - xin đa giá Pediarix thì sẽ dùng cho trẻ khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng. Dù là loại vắc - xin nào thì liều cuối cùng đều không nên sử dụng trước khi trẻ được 24 tuần tuổi.
-Khi trẻ được 9 đến 12 tháng tuổi cần làm xét nghiệm HBsAg và anti - HBs, hoặc là sau khi sử dụng liều cuối cùng của vắc - xin phòng virus viêm gan B từ 1 đến 2 tháng (trong trường hợp việc sử dụng vắc - xin không được tuân theo đúng lịch). Xét nghiệm không nên được thực hiện trước khi trẻ đủ 9 tháng tuổi (vì anti - HBs từ việc sử dụng kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus viêm gan B có thể vẫn còn dương tính, dẫn tới làm sai lệch kết quả xét nghiệm), hoặc trong vòng 1 tháng sau khi sử dụng liều vắc - xin phòng virus viêm gan B gần nhất (bởi xét nghiệm HBsAg trong vòng 1 tháng kể từ khi dùng liều vắc - xin cuối có thể cho kết quả không chính xác vì cơ thể đang trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi dùng vắc - xin).
- Nếu không biết tình trạng HBsAg của người mẹ:
-Nếu tình trạng HBsAg của người mẹ không thể xác định trong vòng 12 giờ kể từ khi trẻ được sinh ra, sử dụng cho trẻ cả kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus viêm gan B và vắc - xin phòng virus viêm gan B. Liều vắc - xin phòng virus viêm gan B này sẽ không được tính vào tổng 3 liều vắc - xin phòng virus viêm gan B sử dụng sau này.
-3 liều vắc - xin phòng virus viêm gan B sẽ được sử dụng theo lịch khuyến cáo dựa trên tình trạng HBsAg của người mẹ. Liều vắc - xin cuối cùng không nên sử dụng trước khi trẻ được 24 tuần tuổi.
- Nếu tình trạng HBsAg của người mẹ không có cách nào xác định được:
-Việc sử dụng vắc - xin phòng virus viêm gan B cho trẻ sẽ giống như trường hợp trẻ có mẹ HBsAg dương tính đã nêu trên.
- Nếu người mẹ có HBsAg âm tính:
-Nếu chắc chắn người mẹ có HBsAg âm tính thì liều vắc - xin phòng virus viêm gan B đầu tiên của trẻ sẽ được hoãn sử dụng cho tới khi trẻ được xuất viện hoặc khi trẻ được 1 tháng tuổi (dù lúc này cân nặng của trẻ có thể vẫn dưới 2000 gram), tùy thuộc điều kiện nào đến trước. Hoàn thành việc sử dụng các liều vắc - xin tiếp theo cho trẻ theo lịch đã được khuyến cáo.
3. Trường hợp không nên tiêm vắc-xin viêm gan B
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với các liều thuốc được chủng ngừa trước đó;
- Sốc phản vệ với kháng sinh trong vắc-xin;
- Hệ miễn dịch của bé bị ức chế vì đang điều trị cấy ghép nội tạng, ung thư hoặc trẻ đang sốt, mắc các bệnh nhiễm trùng.
4. Theo dõi trẻ sau tiêm vắc-xin viêm gan B
Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng nhẹ. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ ở lại nơi tiêm phòng khoảng 30 phút để theo dõi sức khỏe rồi mới về nhà. Sau đó, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để xử trí kịp thời.
Trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đỏ da, sưng tấy nhẹ tại vị trí tiêm. Số khác, trẻ dễ bị sốt nhẹ, quấy khóc. Với các bé gặp triệu chứng này, phụ huynh có thể làm mát người cho con bằng cách cho bú thêm sữa, lau mát cơ thể, không quấn nhiều chăn hoặc mặc quá nhiều quần áo cho bé. Đồng thời, nếu bé sốt trên 38,5 độ C, cha mẹ cũng có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng thích hợp theo cân nặng của bé theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ sau tiêm đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không thuyên giảm, sốt kéo dài nhiều ngày, hay quấy khóc, li bì, bỏ bú, thở khó, tím tái,... cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, xử trí kịp thời.
5. Tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ ở đâu?
Tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là biện pháp tạo miễn dịch tốt cho bé.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B cho các khách hàng có nhu cầu, bao gồm:
Loại đơn:
- Engerix B 10mcg/0,5ml của công ty GSK sản xuất tại Bỉ
- Engerix B 20mcg/1ml của công ty GSK sản xuất tại Bỉ
- Euvax 10mcg/0,5ml của công ty Sanofi Pasteur - PHÁP, sản xuất tại Hàn Quốc, đơn vị đã được cấp phép bởi Cục Quản lý Dược ngày 01/02/2018.
- Immunohbs 180UI/1ml của công ty Kedrion, sản xuất tại Ý.
Loại phối hợp:
- Vắc-xin Twinrix được sản xuất bởi công ty GSK (Bỉ) phòng ngừa viêm gan A - viêm gan B
- Vắc-xin Infanrix hexa 0,5ml được sản xuất bởi công ty GSK (Bỉ) phòng ngừa Bạch hầu - uốn ván - ho gà - bại liệt - Hib - viêm gan B.
- Vắc-xin Hexaxim 0.5ml sản xuất bởi công ty Sanofi (Pháp) phòng ngừa Bạch hầu - uốn ván - ho gà - bại liệt - Hib - viêm gan B.
Những ưu điểm khi tiêm phòng tại Vinmec:
- Nguồn vắc-xin Vinmec sử dụng được nhập khẩu có kiểm định rõ ràng, sử dụng phù hợp với độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn qua các khâu kiểm nhập, bảo quản và sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới;
- Trước khi tiêm phòng, 100% khách hàng được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin để đảm bảo người được tiêm có sức khỏe tốt khi thực hiện tiêm chủng;
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, áp dụng các cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng;
- 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về;
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra;
- Phòng theo dõi sau tiêm chủng được đầu tư, trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu hiện đại; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra;
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng;
- Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.