​​15 lý do khiến mí mắt chảy xệ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Mí mắt chảy xệ là một hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở những người đang ở độ tuổi trung niên. Tình trạng vùng da dưới mắt bị chùng xuống gây sụp mí mắt và khiến da trở nên nhạy cảm ơn. Dưới đây là 15 lý do khiến mắt chảy xệ.

1. Lão hóa

Cơ “levator” là cơ giữ mí mắt của bạn. Da và mô xung quanh vùng cơ này sẽ căng ra và yếu dần khi bạn già đi. Điều đó có thể làm cho mí mắt của bạn bị sụp xuống từ từ theo thời gian. Bạn có thể không cần điều trị mí mắt chảy xệ. Tuy nhiên, bạn có thể phẫu thuật để nâng mí mắt nếu bạn không nhìn rõ hoặc không thích vẻ bề ngoài của nó. Vùng da này cũng có thể tràn xuống mí mắt của bạn. Nó được gọi là bệnh sa da mi và có thể trông giống như bệnh sụp mi mắt.

2. Chấn thương mắt

Đôi khi bạn vô tình làm tổn thương hoặc làm suy yếu cơ nâng mí mắt. Cơ nâng sẽ bị tổn thương nếu ai đó hoặc thứ gì đó đập vào mắt bạn. Việc đeo kính áp tròng trong nhiều năm hoặc dụi mắt nhiều cũng có thể gây ra bệnh này. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có 2 thói quen này vì nó có thể là nguyên nhân làm cho tình trạng sụp mí không thuyên giảm hay thậm chí trở nên tồi tệ hơn. Phẫu thuật mắt có thể cải thiện tình trạng này.a


Chấn thương mắt là một trong các nguyên nhân gây mí mắt chảy xệ
Chấn thương mắt là một trong các nguyên nhân gây mí mắt chảy xệ

3. Phẫu thuật mắt

Mắt của bạn có thể bị sụp xuống sau khi đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hoặc phẫu thuật lasik. Hiện nay, nguyên nhân vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, một số bác sĩ cho rằng dụng cụ giữ mí mắt của bạn trong quá trình phẫu thuật có thể kéo căng hoặc làm hỏng cơ mắt của bạn. Phẫu thuật cũng có thể làm cho mí mắt của bạn sưng lên và thông thường nó sẽ tự khỏi. Nếu nó không thuyên giảm sau 6 tháng hãy tìm bác sĩ để được tư vấn.

4. Bẩm sinh

Một số trẻ em khi sinh ra đã có một hoặc hai mí mắt bị sụp xuống. Nó xảy ra khi cơ nâng mí mắt không hình thành đúng cách. Trẻ em bị bệnh sụp mí mắt có thể có thị lực kém hơn ở phần trên cùng của mắt. Những người bị sụp mí mắt bẩm sinh có thể ngửa đầu ra sau để nhìn rõ hơn. Đôi khi họ sẽ bị giảm thị lực hay còn gọi là “mắt lười”.

5. Bệnh nhược cơ

Hệ thống miễn dịch của bạn đôi khi sẽ gặp nhầm lẫn mà tấn công làm suy yếu tín hiệu giữa các dây thần kinh và cơ bắp. Nó có thể xảy ra trong quá trình kiểm soát mí mắt, mặt, cổ họng và hàm của bạn. Vào ban đêm, bệnh sụp mí mắt của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn và gây ra quầng thâm ở mí mắt.a

6. Hội chứng Horner

Khi bị tổn thương các đường dẫn thần kinh nhất định sẽ làm cho mí mắt của bạn bị chùng xuống. Mắt bị ảnh hưởng có thể có đồng tử nhỏ hơn và một phần trên khuôn mặt của bạn sẽ không đổ mồ hôi. Một số người được sinh ra với hội chứng Horner. Nhưng các khối u không phải ung thư (lành tính) như khối u trong não, đầu hoặc phổi của bạn, cũng có thể làm hỏng các dây thần kinh này. Khi khám bác sĩ sẽ kiểm tra các bệnh gây hạn chế lưu lượng máu đến đầu và cổ của bạn.


Người bệnh có thể bị sụp mí mắt khi mắc hội chứng Horner
Người bệnh có thể bị sụp mí mắt khi mắc hội chứng Horner

7. Nhức đầu nghiêm trọng

Bạn có thể mắc phải các triệu chứng của hội chứng Horner nếu bị đau nửa đầu hoặc có vấn đề với dây thần kinh sinh ba. Đó là một dây thần kinh chạy qua khuôn mặt và hàm của bạn. Mắt của bạn có thể sẽ hoạt động trở lại bình thường khi cơn đau đầu biến mất. Nhưng đôi khi nó có thể chùng xuống trong các cơn đau. Đến bác sĩ để nghe tư vấn về các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác để kiểm soát nguyên nhân gây đau đầu của bạn.

8. Khối u mí mắt

Một số bác sĩ gọi khối u mí mắt là sụp mí mắt cơ học. Điều đó chỉ có nghĩa là có thứ gì đó đang đè nặng mí mắt của bạn. Một khối u có thể phát triển trên mí mắt nếu bạn mắc chứng rối loạn di truyền gọi là u xơ thần kinh loại 1 (NF1). Khối u này thường không phải là ung thư nhưng bạn có thể cần phẫu thuật hoặc điều trị bức xạ để loại bỏ nó. NF1 không có cách chữa trị.

9. Nhiễm trùng mắt

Đau mắt đỏ hoặc lẹo mắt có thể làm mắt bị sưng. Mí mắt của bạn có thể sẽ trở lại bình thường khi lành bệnh. Sụp mí mắt có thể mất đi sau 1-2 tuần hoặc lâu hơn. Đến bác sĩ kiểm tra nếu mắt của bạn bị sưng quá to, đau, chảy mủ hoặc sốt. Bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật để hút dịch. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt nhân tạo hoặc một miếng gạc ấm ( hoặc gạt mát) có thể giúp mắt bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

10. Đột quỵ

Nếu một mạch máu bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn bởi cục máu đông, não của bạn sẽ không thể nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy. Điều đó gây ra đột quỵ và nó có thể làm cho một bên mặt của bạn (bao gồm mí mắt) bị sụp xuống. Bạn cần được cấp cứu kịp thời trong vòng 3 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên của đột quỵ. Các triệu chứng có thể là tê khắp người, khó nói, nhìn mờ và gặp vấn đề trong đi lại.

Để giảm tỷ lệ đột quỵ, hãy tập thể dục, không hút thuốc lá và ăn uống điều độ. Làm theo tư vấn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tiểu đường, cholesterol và huyết áp.

11. Chảy máu trong não

Phình mạch não là một nguy cơ làm cho mạch máu có thể bị vỡ gây ra đột quỵ xuất huyết. Điều này dẫn đến xuất huyết dưới nhện khi bạn bị chảy máu quanh não. Đây là trường hợp khẩn cấp có thể gây ngất xỉu hoặc co giật. Hãy đến bác sĩ khám bệnh nếu bạn bị đau đầu, đau mắt khủng khiếp, thay đổi thị lực hoặc tê yếu một bên cơ thể. Chứng phình động mạch có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật.

12. Các vấn đề về cơ

Vùng da mí mắt chảy xệ có thể là dấu hiệu của chứng loạn dưỡng cơ vùng hầu họng. Đó là một bệnh cơ ở mắt và cổ họng của bạn. Một số người sinh ra đã có bệnh này nhưng đến sau tuổi 40 các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Cả hai mí mắt có thể bị chùng xuống và khiến bạn không nhìn thấy rõ. Bên cạnh đó, nó còn gây ra các vấn đề về lưỡi và cổ họng gây cảm giác khó ăn. Chứng loạn dưỡng cơ vùng hầu họng có thể điều trị bằng cách phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ cần liệu pháp vận động hoặc một cuộc phẫu thuật nữa nếu các bộ phận khác của cơ thể bị ảnh hưởng.

13. Bệnh tiểu đường

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu, dây thần kinh trong và xung quanh mắt của bạn. Bạn có thể bị sụp mí mắt cùng với chứng song thị khi mắc phải bệnh liệt dây thần kinh thứ ba do tiểu đường. Các triệu chứng đôi khi sẽ thuyên giảm khi bạn kiểm soát được bệnh tiểu đường của mình. Nhưng bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu bệnh sụp mí mắt của bạn ảnh hưởng đến thị lực và kéo dài hơn 6 tháng.


Bệnh tiểu đường. là một trong nguyên nhân khiến da mí mắt chảy xệ
Bệnh tiểu đường. là một trong nguyên nhân khiến da mí mắt chảy xệ

14. Botox

Độc tố Botulinum (Botox) có thể làm tê liệt các cơ của bạn, giống như những cơ gây ra nếp nhăn. Bạn có thể không gặp bất kỳ vấn đề nào với Botox nhưng độc tố có thể xâm nhập vào cơ kiểm soát mí mắt trên của bạn. Bệnh sụp mí mắt của bạn sẽ được cải thiện sau một khoảng thời gian và có thể thuốc nhỏ mắt apraclonidine để hỗ trợ điều trị.

15. Bệnh cơ ty tạp thể (Mitochondrial myopathies)

Các bệnh di truyền có thể khiến ty thể khó hoạt động. Nó là thứ cung cấp năng lượng cho hầu hết các tế bào trong cơ thể bạn. Mắt và mí mắt của bạn có thể bị yếu đi. Trẻ em nếu gặp vấn đề về ty thể thì cần được đưa đi khám mắt thường xuyên. Bác sĩ sẽ cung cấp các chất bổ sung dinh dưỡng như creatine, carnitine hoặc coenzyme Q10 để giúp ích cho ty thể.

Trên đây là những nguyên nhân khiến mí mắt bị chảy xệ. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn phòng tránh mắt chảy xệ cũng như điều trị kịp thời và chăm sóc vùng mắt bị nhăn.

=>>Lời khuyên từ Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: Người bị mí mắt chảy xệ cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời, ránh biến chứng do bệnh gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe