Các loại dầu có thể dùng điều trị bệnh gút

Điều trị bệnh gút như thế nào là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân gút. Ngày nay, nhiều người tìm đến những phương pháp tự nhiên để kết hợp điều trị bệnh gút, đó là sử dụng tinh dầu. Vậy có những loại tinh dầu chữa gút nào, và sử dụng tinh dầu như thế nào để chữa bệnh gút an toàn và hiệu quả?

Axit uric tích tụ trong khớp gây ra bệnh gút. Bệnh gút thường xuất hiện ở khớp bàn chân, đặc biệt là khớp ngón chân cái, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến những khớp khác. Bệnh gút gây ra những cơn đau đột ngột, kèm theo biểu hiện là sưng, đỏ và nóng rát.

1. Tổng quan về điều trị bệnh gút

Điều trị bệnh gút tập trung vào việc giảm nồng độ axit uric để axit uric không tích tụ ở khớp. Vì vậy, chế độ ăn uống là được xem là một phần quan trọng của điều trị bệnh gút. Bên cạnh đó, hiện cũng có rất nhiều loại thuốc được dùng để chữa gút và phòng ngừa các cơn đau gút bùng phát.

Ngày nay, một số bệnh nhân gút cho biết, tinh dầu là liệu pháp bổ sung chữa gút rất tốt. Hít tinh dầu có thể làm giảm các cơn đau gút hoặc pha loãng tinh dầu bôi để bôi lên chỗ bị sưng đau do gút có thể giúp giảm đau.

2. Các loại tinh dầu chữa gút

Từ lâu, tinh dầu đã được sử dụng như một liệu pháp chữa bệnh, tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng, tinh dầu không phải là một phương pháp điều trị độc lập. Đối với bệnh gút, tinh dầu là liệu pháp hỗ trợ và bổ sung giúp người bệnh chống lại những đợt bùng phát bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh gút bao gồm dùng thuốc, chế độ ăn kiêng và giảm cân. Tuy nhiên, tinh dầu lại có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp kiểm soát những triệu chứng của bệnh dựa vào dược chất có trong tinh dầu. Mỗi loại tinh dầu lại có khả năng làm thuyên giảm các triệu chứng khác nhau của bệnh như tiêu viêm, giảm đau và giảm nồng độ axit uric.

Có những loại tinh dầu chữa gút được chia thành 2 nhóm sau:

  • Tinh dầu giúp giảm viêm và giảm đau: tinh dầu nụ đinh hương, copaiba, hoắc hương, helichrysum, cỏ vetiver, cỏ thi, ...
  • Tinh dầu giúp giảm viêm: tinh dầu cam quýt, sả, rau mùi, hoa oải hương, phong lữ, tía tô đất, hoa cam, sả hoa hồng, hoa hồng, cỏ xạ hương, cam đắng, hoàng lan.
  • Tinh dầu giúp giảm nồng độ axit uric: tinh dầu sả, gừng, nghệ, cỏ xạ hương.

2.1 Tinh dầu sả

Sả là thành phần phổ biến có mặt trong kem dưỡng ẩm và dầu gội đầu vì mùi thơm nhẹ và dễ chịu. Các nghiên cứu về tinh dầu chữa gút có chiết xuất từ cây sả cho thấy sử dụng liều lượng mạnh có thể làm giảm nồng độ axit uric. Trong y học dân gian, trà sả đã được sử dụng để giảm đau và tiêu viêm. Ngoài ra, tinh dầu sả cũng có đặc tính kháng khuẩn.

điều trị bệnh gút
Điều trị bệnh gút có thể sử dụng chiết xuất từ cây sả

2.2 Tinh dầu hạt cần tây

Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu hạt cần tây Ấn Độ có tác dụng tăng cường tác dụng của các loại thuốc điều trị bệnh gút, bao gồm thuốc chống viêm không chứa steroid và corticosteroid, cụ thể là tăng cường tác dụng chống viêm, giảm sưng đau. Đồng thời, tinh dầu hạt cần tây lại có khả năng giảm bớt các tác dụng phụ của corticosteroid đối với dạ dày.

Tinh dầu hạt cần tây được sử dụng bằng cách pha loãng dầu jojoba hoặc dầu dừa, dầu hạnh nhân, sau đó bôi hỗn hợp trực tiếp lên các chỗ gút bị sưng đau.

2.3 Tinh dầu cỏ thi

Tinh dầu cỏ thi từ lâu đã được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, làm lành vết thương và viêm khớp. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy cỏ thi được sử dụng làm tinh dầu bôi chữa gút sau khi được pha loãng với dầu ô liu có thể giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm đáng kể. Ngoài ra, tinh dầu cỏ thi cũng được dùng theo cách pha trà uống, giúp giảm viêm khớp.

2.4 Tinh dầu ô liu

Cũng như cỏ thi, chiết xuất từ cây ô liu từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh gút hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu ô liu cũng giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn ngừa các cơn đau gút.

Có thể dùng dầu từ cây ô liu bằng cách pha lá tươi hoặc khô thành trà uống. Có thể cho thêm một ít mật ong để làm giảm vị đắng của trà.

2.5 Tinh dầu từ cây bách Trung Quốc

Tinh dầu từ cây bách Trung Quốc được sử dụng trong y học dân gian cổ truyền Trung Quốc để điều trị bệnh gút và các tình trạng viêm nhiễm khác. Nghiên cứu cho thấy tinh dầu từ cây bách có thể giúp giảm nồng độ axit uric.

Chiết xuất từ cây bách dưới dạng thuốc, dầu và cồn thuốc. Để sử dụng, hãy pha loãng tinh dầu cây bách và bôi lên vùng da bị viêm.

2.6 Tinh dầu gừng

Gừng không chỉ được sử dụng như một loại gia vị mà còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh gút, nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Chiết xuất từ gừng có thể làm giảm nồng độ axit uric và ngăn ngừa các đợt bùng phát gút trong tương lai.

Để điều trị bệnh gút, có thể sử dụng gừng tươi trong nấu ăn hoặc pha trà. Chiết xuất tinh dầu gừng có thể được thêm vào trà hoặc đồ uống khác, dạng bột trong viên nang có thể nuốt trực tiếp. Để bôi lên vùng bị gout, nên pha loãng tinh dầu gừng với các loại dầu nền khác.

2.7 Tinh dầu cây quế Trung Quốc

Tinh dầu từ cây quế thường được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền Trung Quốc để điều trị bệnh đau dạ dày và các bệnh viêm nhiễm khác. Cây quế được biết đến như là một trong những loại dược liệu quan trọng nhất để điều trị tình trạng viêm.

Ngoài ra, tinh dầu cây quế giúp làm giảm đáng kể nồng độ axit uric, từ đó giúp ngăn ngừa các cơn gút trong tương lai. Để điều trị bệnh gút, pha loãng tinh dầu quế với dầu nền rồi bôi lên vùng bị đau.

điều trị bệnh gút
Tinh dầu cây quế được sử dung trong hỗ trợ điều trị bệnh gút

3. Sử dụng tinh dầu chữa gút như thế nào để an toàn và hiệu quả?

Hầu hết các loại tinh dầu đều an toàn để sử dụng, tuy nhiên nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Trước khi sử dụng tinh dầu chữa gút cần lưu ý:

  • Tìm mua tinh dầu từ những công ty có uy tín để tránh pha thêm tạp chất. Tốt nhất là nên tìm mua những loại tinh dầu ở dạng tinh khiết nhất và không chứa chất độn.
  • Với những tinh dầu có độ đậm đặc cao, hãy chú ý pha loãng tinh dầu với các loại dầu nền khác như dầu dừa, dầu ô liu hoặc dầu jojoba trước khi bôi lên vùng bị gout.
  • Không ăn hoặc uống trực tiếp tinh dầu.
  • Mặc dù sử dụng tinh dầu chữa gút mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cần lưu ý tinh dầu có thể gây ra những tác dụng phụ là đau đầu, kích hoạt hen suyễn hoặc các vấn đề khác tùy vào mỗi người.
  • Đối với những người bị nhạy cảm hoặc có cơ địa dị ứng, tinh dầu có thể gây kích ứng và phát ban, đặc biệt là các loại tinh dầu được chiết xuất từ vỏ quế, hoa nhài, sả, hoa cúc, cam, ... Hãy thử nhỏ vài giọt tinh dầu đã pha loãng lên da và đợi trong vòng 24 giờ để xem cơ thể có gặp phản ứng với tinh dầu không.
  • Trường hợp sử dụng tinh dầu bôi chữa gút và khiến da bị kích ứng, đỏ, ngứa hoặc sưng tấy trong 24 giờ, hãy rửa sạch vùng da đó bằng xà phòng và nước. Nếu không thuyên giảm hãy đến gặp bác sĩ ngay.
  • Một số loại tinh dầu có thể nhạy cảm với ánh sáng và gây bỏng hoặc thay đổi sắc tố da như cam, thì là, bưởi, chanh, .... Nên tránh ánh nắng mặt trời hoặc tắm nắng trong vòng 24 giờ sau khi bôi lên da.

Có nhiều loại tinh dầu chữa gút được dùng kết hợp cùng với các phương pháp điều trị bệnh là uống thuốc, ăn uống. Một số loại tinh dầu phổ biến có tác dụng làm giảm những cơn đau gút và giảm sưng, viêm như tinh dầu cây sả, cam, quế, bách, ...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, thehealthy.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan