Vì sao người lớn tuổi cần tiêm vắc-xin thủy đậu?

Mặc dù nhiều người cho rằng bệnh thủy đậu – do virus varicella-zoster gây ra - là bệnh của trẻ em, thế nhưng người trưởng thành vẫn có nguy cơ nhiễm phải loại vi rút này. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của thủy đậu là mụn nước đỏ ngứa xuất hiện ở mặt, cổ, cơ thể, cánh tay và chân.

1. Triệu chứng thuỷ đậu ở người lớn

Triệu chứng thủy đậu ở người lớn cũng tương tự thủy đậu ở trẻ em, nhưng có thể nặng hơn. Bệnh tiến triển qua các triệu chứng xuất hiện 1 đến 3 tuần sau khi phơi nhiễm với virus, bao gồm:

  • Triệu chứng như cúm, như sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi cơ và đau đầu, thường xuất hiện 1 hay 2 ngày trước khi sẩn mọc lên.
  • Nốt đỏ mọc trên mặt và ngực, sau đó lan ra toàn cơ thể, những nốt đỏ này sau phát triển thành mụn nước ngứa.
  • Mụn nước xẹp, gây đau, tạo vảy cứng và lành. Khi một số mụn nước đóng vảy, thường thì ít khi có nốt đỏ mới xuất hiện, với tất cả khoảng 250 đến 500 mụn nước.

2. Thời gian hồi phục

Đối với người trưởng thành, nốt thủy đậu mới thường ngừng xuất hiện vào ngày thứ 7. Sau 10-14 ngày, các mụn nước đóng vảy hết, lúc này, bệnh sẽ không lây nữa.

Thủy đậu ngày thứ 4
Hình ảnh nốt thủy đậu qua từng giai đoạn khác nhau

3. Yếu tố nguy cơ

Dù đã trưởng thành, chúng ta vẫn có nguy cơ mắc phải thủy đậu nếu chưa từng tiêm chủng, hoặc chưa từng mắc phải thủy đậu. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Sống với trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm chủng
  • Làm việc ở trường học hoặc các trung tâm chăm sóc trẻ em
  • Tiếp xúc với người nhiễm bệnh
  • Tiếp xúc với mụn nước hoặc nốt zona của người mắc bệnh
  • Tiếp xúc với các vật dụng của người mắc bệnh như quần áo hoặc ga trải giường

Các đối tượng sau có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng của thủy đậu:

  • Phụ nữ mang thai chưa chủng ngừa
  • Người đang dùng thuốc hoặc có miễn dịch yếu, như bệnh nhân điều trị hóa trị
  • Người có hệ miễn dịch yếu có các bệnh khác, như HIV
  • Bệnh nhân đang điều trị với thuốc chứa steroid, như bệnh viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu do trải qua phẫu thuật ghép tủy hoặc nội tạng
Bị thủy đậu khi mang thai: Điều trị thế nào?
Phụ nữ mang thai thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng thủy đậu

4. Biến chứng

Thủy đậu thường không nặng nề, nhưng nó gây những triệu chứng rất khó chịu. Tuy nhiên, thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm bệnh nhân phải nhập viện, hay thậm chí tử vong, bao gồm:

  • Nhiễm trùng da, mô mềm hoặc xương
  • Nhiễm trùng huyết
  • Rối loạn chảy máu
  • Mất nước
  • Viêm não
  • Viêm phổi
  • Hội chứng Reye, thường xảy ra khi trẻ uống aspirin khi đang mắc bệnh thủy đậu
  • Hội chứng sốc nhiễm độc

5. Thuỷ đậu và phụ nữ mang thai

Nếu phụ nữ mang thai mắc phải thủy đậu, cô ấy và thai nhi có nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm phổi
  • Trẻ sinh ra nhẹ cân
  • Dị tật bẩm sinh như dị dạng chi hay chậm phát triển não bộ
  • Bội nhiễm, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng

6. Điều trị thuỷ đậu ở người lớn

Đối với thủy đậu, chúng ta sẽ được điều trị triệu chứng và để cơ thể tự lành. Các thuốc kháng virus như acyclovir có thể được kê để giảm động lực của virus và ngăn ngừa biến chứng.

Acyclovir
Thuốc acyclovir được sử dụng trong điều trị thuỷ đậu ở người lớn

7. Vắc - xin thuỷ đậu

Với 2 mũi tiêm, vắc-xin có tác dụng lên tới 94% bảo vệ bạn cả đời trước virus. Người trưởng thành chưa từng mắc thủy đậu tiêm 2 mũi, cách nhau 4-8 tuần.

Vắc-xin chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân đang có bệnh lý khác mức độ vừa hoặc nặng
  • Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai trong vòng 30 ngày tới
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào của vắc-xin, như gelatin hay neomycin, hoặc dị ứng nặng khi tiêm vắc-xin thủy đậu mũi đầu.
  • Bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng hóa trị hay xạ trị
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc chứa steroid
  • Bệnh nhân nhiễm bệnh gây suy giảm miễn dịch, như HIV
  • Bệnh nhân vừa mới truyền máu

8. Nguy cơ của vắc - xin

Bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân tiêm vắc-xin nếu họ đánh giá nguy cơ đi kèm với vắc-xin thấp hơn nguy cơ do bệnh thủy đậu gây ra. Một số người có thể bị sốt nhẹ hay nổi sẩn ít sau khi tiêm, tác dụng phụ thường gặp nhất là sưng nóng đỏ đau tại chỗ tiêm. Nhưng có một số tác dụng phụ rất hiếm bao gồm:

  • Sốc phản vệ
  • Mất thăng bằng vận động
  • Viêm mô tế bào
  • Viêm não
  • Động kinh không sốt
  • Viêm phổi
Sốt cao, nhiệt kế, thân nhiệt
Một số người có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ sau tiêm chủng vắc-xin thủy đậu

9. Thuỷ đậu và zona

Nếu bạn từng mắc thủy đậu, virus varicella zoster vẫn tồn tại trong các tế bào thần kinh và không bao giờ biến mất, chúng chỉ ngủ đông, có thể nhiều năm trời. Dù sau khi bị thủy đậu, bạn đã miễn dịch với vi rút và ít khi tái nhiễm, bạn vẫn có nguy cơ mắc phải zona.

Zona là bệnh do virus, gây đau đớn cực kỳ, điển hình và chuỗi các mụn nước khu trú ở một vùng của cơ thể, thường một bên phải hoặc trái của cơ thể, chúng cũng có thể xuất hiện quanh một mắt, hay một bên mặt hoặc cổ. Zona chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi và người có hệ miễn dịch yếu.

Bài viết tham khảo nguồn: aan.com, healthline.com, nhcoa.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan