Trường hợp nào không nên tiêm vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn Synflorix?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Vắc-xin Synflorix có khả năng phòng ngừa hiệu quả 10 chủng phế cầu khuẩn thường gặp ở trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Trong đó cụ thể vắc-xin có thể ngừa các bệnh như viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên phụ huynh cần biết trường hợp trẻ nào không nên tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix.

1. Các trường hợp cần thận trọng khi tiêm vắc-xin phế cầu

Bác sĩ khuyến cáo các trường hợp trẻ sau cần rất thận trọng khi chỉ định tiêm vắc-xin phế cầu:

  • Trẻ bị giảm tiểu cầu, có rối loạn đông máu, có nguy cơ chảy máu sau khi tiêm bắp
  • Trẻ có nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn cao như: bệnh suy/cắt lách, nhiễm HIV, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính,... Các trường hợp này cần được tiêm vắc-xin phế cầu sớm trước 2 tuổi
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các loại thuốc để ức chế miễn dịch thì có thể bị giảm mức độ đáp ứng kháng thể đối với tiêm phòng vắc-xin phế cầu khuẩn Synflorix.
  • Trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi. Nếu tiêm cần được theo dõi sát sau 48-72 giờ sau tiêm, tránh nguy cơ suy hô hấp, ngừng thở tiềm tàng...
  • Trẻ đang bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính cần hoãn tiêm
  • Liệu trình sử dụng Synflorix được thích hợp để chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi, tốt nhất là dưới 2 tuổi
  • Không được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trong da đối với vắc-xin Synflorix.
Kiến thức cần biết khi chăm trẻ sinh non
Trẻ sinh non cần thận trọng khi tiêm vắc-xin phế cầu

2. Các trường hợp chống chỉ tiêm vắc-xin phế cầu

Trong khi đó đối với một số trường hợp trẻ sau đây được chống chỉ định tiêm vắc-xin phế cầu phòng ngừa:

  • Synflorix không được tiêm cho các đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Vắc-xin phế cầu Synflorix được các chuyên gia, bác sĩ đánh giá là khá an toàn cho trẻ nhỏ, ít gây tác dụng phụ, phản ứng bất thường. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin phế cầu là đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm, chán ăn sốt nhẹ... sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và hiệu quả của vắc-xin.

Tuy nhiên đối với các bất thường nghiêm trọng xuất hiện như: tụ máu tại chỗ tiêm, tiêu chảy, nôn, quấy khóc bất thường, nổi ban, chảy máu và sưng tại vị trí tiêm, sốt trên 40 độ, dấu hiệu dị ứng,... Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời theo dõi và can thiệp.

Như vậy việc khám tình trạng sức khỏe cho trẻ trước khi tiêm vắc-xin phế cầu và theo dõi phản ứng sau khi tiêm đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của tiêm vắc-xin phòng ngừa.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, trẻ tiêm vắc-xin được khám theo dõi cẩn thận, tận tình bởi đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có nhiều năm kinh nghiệm và trách nhiệm. Cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm với nguồn, chất lượng vắc-xin phế cầu tại Vinmec cũng như sự chăm sóc tại đây cho con khi tiêm phòng.

Phòng tiêm chủng vắc-xin
Cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho trẻ tiêm phòng tại Vinmec, vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP,

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Theo thông tin đã được Cục Quản lý Dược phê duyệt

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan