Phòng uốn ván cho phụ nữ chuẩn bị mang thai

Bệnh uốn ván (tetanus) là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn uốn ván. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, sâu đã bị nhiễm bẩn, sau đó tấn công vào hệ thần kinh - vận động gây ra triệu chứng co cứng cơ và các cơn co giật.

1. Đặc điểm của bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván gây ra bởi vi khuẩn uốn ván, xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, sâu đã bị nhiễm bẩn, sau đó tấn công vào hệ thần kinh - vận động gây ra triệu chứng co cứng cơ và các cơn co giật. Thời gian từ khi vi khuẩn xâm nhập đến khi bùng phát bệnh là 7 ngày, có thể bùng phát nhanh hơn (trong vòng 3 ngày) hoặc chậm hơn (sau 14 ngày). Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tăng trương lực cơ và các cơn co cứng.

2. Mức độ nguy hiểm của bệnh uốn ván đối với phụ nữ mang thai

Khi chuyển dạ: Trong cuộc sinh nở, khi tầng sinh môn mở rộng để phục vụ quá trình sinh con cũng là thời điểm thuận lợi cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập, phổ biến nhất là uốn ván tử cung.

Sau khi sinh: Đối với trẻ sơ sinh, cắt dây rốn là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn uốn ván xâm nhập và gây bệnh. Trẻ sơ sinh cũng dễ mắc uốn ván nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu chưa được chủng ngừa bệnh do không nhận được miễn dịch truyền từ mẹ.

Trực khuẩn uốn ván
Hình ảnh vi khuẩn uốn ván

3. Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ chuẩn bị mang thai

Đối với phụ nữ sắp mang thai, việc tiêm vắc - xin uốn ván là một bước chuẩn bị rất cần thiết. Bởi vì vắc - xin được tiêm vào cơ thể sẽ tạo miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể người phụ nữ trước cuộc chuyển dạ khi sinh con. Đồng thời, vắc - xin được tiêm vào cơ thể mẹ sẽ truyền qua nhau thai, tạo miễn dịch cho thai nhi, phòng ngừa uốn ván cho trẻ trước các thủ thuật xâm lấn mà đâu tiên là cắt dây rốn.

Trong điều kiện bình thường, người phụ nữ cũng nên tiêm phòng uốn ván. Vi trong cuộc sống, chấn thương là điều có khó tránh khỏi. Đôi khi những vết thương tưởng chừng như không sâu, nhưng người bệnh chủ quan không biết cách sơ cứu thì vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập và gây bệnh.

4. Vắc - xin uốn ván chống chỉ định cho những đối tượng phụ nữ nào?

Những đối tượng cần thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng bao gồm:

  • Phụ nữ bị dị ứng với các thành phần của vắc - xin
  • Phụ nữ mắc bệnh lý não tiến triển, động kinh không kiểm soát, rối loạn thần kinh tiến triển.
  • Phụ nữ có tiền sử dị ứng vắc - xin: Hôn mê, co giật, giảm tri giác, tụt huyết áp,...

5. Cách sơ cứu phòng ngừa uốn ván

Đối với các vết thương hở dù nông hoặc sâu thì cũng cần được sơ cứu đúng cách để phòng ngừa uốn ván:

  • Đầu tiên, dùng nước sạch rửa ngay hoặc rửa dưới vòi nước để pha loãng vi khuẩn và đẩy chất bẩn ra ngoài. Nếu vết thương chảy máu và dính nhiều bùn, đất, cát, thì nên dùng oxy già để sát khuẩn, đẩy các hạt bụi, cát bẩn ra và cầm máu.
  • Rửa lại vết thương bằng xà phòng rồi lau khô.

Lưu ý:

  • Với vết thương hở: Không được bôi cồn 90 độ, i-ốt (betadine, povidine) trực tiếp vào vết thương để tránh làm tổn thương mô.
  • Với vết thương có dị vật: Rửa tay sạch rồi lấy dị vật ra, băng bó vết thương và thay băng hàng ngày.
  • Nếu vết thương nhiễm khuẩn: Tại vết thương xuất hiện các triệu chứng như đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ vùng da quanh vết thương, có dịch nhầy từ vết thương, vết thương bốc mùi khó chịu, hạch sưng, vết thương lâu lành hoặc không lành thì bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng vắc-xin cho nhiều đối tượng, bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người trưởng thành.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan