Mắc quai bị khi đang mang thai, phải làm sao?

Quai bị là bệnh nhiễm nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bị quai bị khi mang thai có thể do lây nhiễm bởi nước bọt nhiễm virus bệnh trong không khí thông qua giao tiếp, ho, hắt hơi. Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu kém đi, là điều kiện để lây bệnh từ môi trường.

1. Dấu hiệu bị quai bị khi mang thai

Khi mẹ bầu nhận thấy có các dấu hiệu sau cần nghĩ ngay đến có thể mình đã bị quai bị khi mang thai và cần được đi khám ngay, đó là các triệu chứng bệnh phát triển nhanh như cảm cúm, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng nhận thấy sự sưng to đặc trưng ở một hoặc cả hai bên, lấy tai làm trung tâm tỏa ra phía trước, sau và phía dưới. Mẹ bầu ấn thấy đau, tình trạng này kéo dài từ 2-3 ngày, thậm chí 5-7 ngày.

2. Quai bị ở bà mẹ mang thai nguy hiểm như thế nào?

Nếu được phát hiện sớm, điều trị và kiêng cữ tốt, bệnh quai bị thai kỳ sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm, lành tính, nhưng hậu quả của bệnh cũng khá nghiêm trọng nếu không điều trị đúng cách. Ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thì mẹ bầu bị quai bị trong thời kỳ mang thai cũng đều gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ có thể có nguy cơ thai nhi bị dị dạng, sảy thai. Mắc quai bị ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ chết thai, lưu thai, sinh non. Đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh virus quai bị có thể gây biến đổi cho thai nhi, nhưng một số ít trường hợp đã cho thấy mẹ bầu mắc thai kỳ khi mang thai bị dị tật viêm tuyến nước bọt mang tai. Bởi vậy việc phòng ngừa phát hiện sớm bệnh quai bị trong thời kỳ mang thai đóng vai trò rất quan trọng.

Bà bầu mắc quai bị
Mắc quai bị ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ chết thai, lưu thai, sinh non

Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, nếu bị quai bị khi mang thai thì mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc điều trị, nhất là các loại thuốc kháng sinh mà cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, dùng thuốc đúng chỉ định, như vậy vừa giúp phục hồi bệnh sớm lại an toàn cho thai nhi.

3. Bị quai bị khi mang thai thì phải làm thế nào?

Mẹ bầu khi có các triệu chứng bệnh quai bị trong thời kỳ mang thai thì nên đến ngay cơ sở y tế để khám, xác định bệnh quai bị hay bị bệnh khác. Phát hiện điều trị bệnh quai bị sớm sẽ giúp mẹ bầu nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ nguy hiểm, ảnh hưởng đến thai nhi.

Khám thai định kỳ ở các tuần thai thứ 8, 12, 22, 32... để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường, tầm soát sớm các bệnh trong thai kỳ là việc không thể bỏ qua trong thai kỳ. Mẹ bầu không nên tỏ ra quá lo lắng, hay sợ hãi vì bị quai bị khi mang thai tháng thứ 4 hay bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, khi bị bệnh thì cần phải giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh đi khám và điều trị sẽ thai nhi khỏe mạnh hơn.

Sau khi điều trị khỏi bệnh quai bị, mẹ bầu nên tiếp tục theo dõi và khám định kỳ thai nhi theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Để phòng tránh hiệu quả bệnh quai bị trong thai kỳ, cách hiệu quả nhất được các bác sĩ khuyến cáo là tiêm vắc-xin quai bị trước 3 tháng mang bầu để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, không nên tiêm phòng vắc-xin quai bị khi đang có thai bởi loại vắc-xin này chứa virus sống có khả năng xâm nhập và gây hại cho thai nhi khi hệ miễn dịch của mẹ đang yếu ớt.

Ngoài việc chủ động tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh thì các thai phụ cũng cần hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi mắc quai bị cũng như các bệnh lây nhiễm khác.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng bệnh Sởi - Quai bị - Rubella.

mấy tháng tiêm viêm gan A
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả

Ưu điểm khi tiêm phòng tại Vinmec bao gồm:

  • Vắc-xin có xuất xứ rõ ràng, bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn GSP.
  • Khách hàng sẽ được khám sàng lọc trước tiêm với các bác sĩ chuyên khoa để giúp bạn đảm bảo sức khỏe tốt khi tiêm chủng. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các loại vắc-xin phòng bệnh tốt phù hợp, theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới cũng như cách theo dõi phản ứng sau tiêm vắc-xin.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan