Hướng dẫn của CDC (Mỹ) về tiêm phòng cho bà bầu

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Lợi ích của việc tiêm vắc-xin cho phụ nữ mang thai thường lớn hơn những rủi ro. Do đó bà bầu cần tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi.

1. Hướng dẫn của CDC (Mỹ) về tiêm phòng trong thời kỳ mang thai

Sau đây là một số loại vắc - xin có thể sử dụng cho bà bầu, bao gồm:

  • Vắc - xin Tdap: Ho gà có thể gây nên tình trạng nguy hiểm đối với người bệnh, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, ho gà có thể đe dọa đến tính mạng. Có tới 20 em bé tử vong mỗi năm tại Hoa Kỳ do ho gà gây ra. Khoảng một nửa số trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà cần được điều trị tại bệnh viện. Trẻ càng nhỏ khi bị ho gà, càng cần phải điều trị sớm. Bạn có thể sẽ khó nhận thấy được bệnh ho gà ở bé vì triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng. Ho gà có thể khiến trẻ ngừng thở.

Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin ho gà (Tdap) trong khoảng thời gian từ tuần thứ 27 đến 36 của thai kỳ, là trong giai đoạn đầu của giai đoạn này. Khi bạn tiêm vắc-xin ho gà trong thời kỳ mang thai, cơ thể bạn sẽ tạo ra các kháng thể bảo vệ bạn và cả em bé. Những kháng thể này giúp bé chống lại bệnh ho gà.

  • Vắc - xin cúm bất hoạt: Phụ nữ có thai và sau sinh có nguy cơ mắc bệnh nặng và biến chứng do cúm cao hơn so với phụ nữ không mang thai vì những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi khi mang thai. Có thể tiêm vắc-xin cúm bất cứ lúc nào trong thai kỳ, trước và trong mùa cúm. Tiêm phòng cúm nếu bạn đang mang thai trong mùa cúm. Đây là cách tốt để bảo vệ bạn và em bé trong vài tháng sau khi sinh khỏi các biến chứng liên quan đến cúm. Các mùa cúm thay đổi theo thời gian của chúng từ mùa này sang mùa khác, nhưng CDC khuyên bạn nên tiêm vắc-xin vào cuối tháng 10, nếu có thể
Khám thai
Tiêm phòng trong thời kỳ mang thai

  • Vắc - xin viêm gan B: Trẻ có mẹ bị viêm gan B có nguy cơ cao bị nhiễm viêm gan B trong khi sinh. Mang thai không phải là một chống chỉ định của tiêm chủng. Một số nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của thai nhi không bị ảnh hưởng do các tác dụng phụ khi vắc - xin viêm gan B được tiêm cho phụ nữ mang thai. Vắc-xin có sẵn chứa HBsAg không gây nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi.
  • Nếu bạn đang mang thai và lên kế hoạch du lịch quốc tế, bạn nên nói chuyện với bác sĩ ít nhất 4 đến 6 tuần trước chuyến đi để thảo luận về bất kỳ biện pháp phòng ngừa đặc biệt hoặc vắc-xin mà bạn có thể cần. Chẳng hạn như vắc - xin viêm gan A: Sự an toàn của vắc-xin viêm gan A trong khi mang thai chưa được xác định; tuy nhiên, do vắc-xin viêm gan A được sản xuất từ ​​HAV bất hoạt, nên nguy cơ về mặt lý thuyết đối với thai nhi đang phát triển dự kiến ​​sẽ thấp. Nguy cơ liên quan đến tiêm chủng nên được cân nhắc với nguy cơ mắc bệnh viêm gan A ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với HAV.
  • Một số trường hợp cần bổ sung các loại vắc-xin khác trước, trong hoặc sau khi có thai. Ví dụ, nếu bạn có tiền sử bệnh gan mạn tính, bác sĩ có thể khuyên dùng vắc-xin viêm gan A. Nếu bạn làm việc trong phòng thí nghiệm, hoặc nếu bạn đang đi du lịch đến một quốc gia nơi bạn có thể tiếp xúc với bệnh viêm màng não mô cầu, bác sĩ có thể đề nghị vắc-xin não mô cầu. Trước khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ, bạn sẽ được khám sàng lọc trước tiêm chủng.

Một số vắc - xin được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ mang thai, bao gồm:

  • Vắc xin HPV: không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai. Nếu bạn phát hiện mình mang thai sau khi bắt đầu tiêm vắc - xin HPV, bạn nên hoãn các mũi còn lại sau khi kết thúc thời kỳ mang thai. Nếu bạn đã tiêm một liều vắc-xin rong khi mang thai, không cần can thiệp bằng các biện pháp y tế.
  • Vắc - xin cúm giảm động lực (LAIV) : vắc- xin cúm giảm độc lực LAIV) khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ mang bầu.
  • Vắc - xin MMR: không nên tiêm vắc - xin MMR cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai vì đây là loại vắc-xin sống. Nên tiêm vắc - xin MMR trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Không nên coi vắc-xin MMR hoặc varicella trong thai kỳ là một lý do để chấm dứt thai kỳ. Một số trường hợp có nguy cơ cao mắc Rubella không tiêm vắc-xin vì họ đang hoặc có thể mang thai, những trường hợp này cần được tư vấn về nguy cơ tiềm ẩn đối với CRS và tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin ngay khi kết thúc thời kỳ mang thai.
  • Vắc -xin MenACWY: Phụ nữ mang thai không nên loại trừ tiêm chủng bằng MenACWY hoặc MPSV4, nếu có chỉ định.
  • Vắc - xin MenB: Tiêm vắc-xin MenB nên hoãn lại đối với phụ nữ mang thai và sinh con trừ khi phụ nữ có nguy cơ cao mắc viêm màng não, và sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, lợi ích của việc tiêm phòng được coi là vượt trội so với các rủi ro tiềm ẩn do vắc -xin gây ra.
  • Vắc - xin PCV13: chưa có công bố rõ ràng về việc nên hay không nên dùng PCV13 cho phụ nữ mang thai.
  • Vắc - xin PPSV23: Sự an toàn của vắc-xin polysacarit phế cầu trong ba tháng đầu của thai kỳ chưa được đánh giá, mặc dù không có hậu quả bất lợi nào được báo cáo ở những trẻ sơ sinh có mẹ vô tình tiêm vắc-xin PPSV23 trong thời kỳ mang thai.
  • Vắc - xin IPV (bệnh bại liệt): Mặc dù không có tác dụng phụ của IPV được ghi nhận ở phụ nữ mang thai hoặc thai nhi, nhưng không nên tiêm vắc - xin cho phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và cần được bảo vệ chống lại bệnh bại liệt khẩn cấp, IPV có thể được sử dụng và áp dụng theo lịch tiêm chủng của người lớn.
  • Vắc - xin Varicella: Do ảnh hưởng của virus varicella đối với thai nhi chưa được xác định, phụ nữ mang thai không nên tiêm phòng vắc - xin Varicella . Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất một tháng.
  • Vắc - xin Zoster không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, Zostavax không được cấp phép cho các nhóm tuổi bao gồm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
MMR cần tiêm bao nhiêu mũi
Vắc - xin MMR là một trong các loại vắc-xin không nên dùng cho phụ nữ mang thai

2. Tiêm phòng trước và sau khi mang thai

Ngay cả trước khi mang thai, việc tiêm phòng cũng vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bảo vệ bạn và con bạn khỏi các bệnh nghiêm trọng. Ví dụ, rubella là một bệnh truyền nhiễm có thể rất nguy hiểm nếu bạn mắc bệnh trong khi bạn đang mang thai. Trên thực tế, nó có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Cách bảo vệ tốt chống lại rubella là tiêm vắc-xin MMR (sởi-quai bị-rubella). Bạn cần thực hiện xét nghiệm máu trước khi mang thai để xem bạn có miễn dịch với căn bệnh này không. Hầu hết phụ nữ được tiêm vắc-xin MMR khi còn nhỏ, nhưng bạn nên xác nhận lại điều này với bác sĩ. Nếu bạn cần tiêm vắc-xin ngừa rubella, bạn nên tránh mang thai ít nhất là 1 tháng sau khi tiêm chủng và thời gian mang thai lý tưởng nhất là cho đến khi khả năng miễn dịch của bạn được xác nhận thông qua các xét nghiệm máu.

Khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh có được là nhận từ bạn trong thời gian mang thai. Khả năng miễn dịch này sẽ bảo vệ em bé của bạn chống lại một số bệnh trong vài tháng đầu đời, nhưng khả năng miễn dịch giảm dần theo thời gian.

Bác sĩ có thể chỉ định bạn tiêm một số loại vắc - xin ngay sau khi sinh . Tiêm phòng sau sinh sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bị bệnh và bạn sẽ truyền một số kháng thể cho em bé thông qua sữa mẹ. Tiêm phòng sau khi mang thai đặc biệt quan trọng nếu bạn không được tiêm một số loại vắc-xin trước hoặc trong khi mang thai.

Trẻ sơ sinh cũng sẽ bắt đầu được tiêm vắc-xin để bảo vệ trẻ, chống lại các bệnh nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh các mũi tiêm lẻ, Vinmec hiện có Chương trình tiêm chủng trọn gói cho các đối tượng:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan