Ai đã phát hiện ra bệnh thương hàn?

Thương hàn đã từng là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra các đại dịch chết người trong lịch sử. Vậy bệnh thương hàn có lịch sử như thế nào, và ai là người đầu tiên phát hiện ra bệnh thương hàn?

1. Sơ lược về lịch sử của bệnh thương hàn

Thương hàn (hay sốt thương hàn) đã từng là nỗi ám ảnh và là nguyên nhân tử vong của rất nhiều người trong suốt chiều dài của lịch sử. Nguyên nhân thực sự gây ra thương hàn là một bí ẩn cho tới tận cuối thế kỉ 19, nhưng điều may mắn là loại vắc - xin đầu tiên có hiệu quả với căn bệnh này được ra đời chỉ một năm sau khi con người xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Trong thời kì đầu của lịch sử loài người, việc xác định được nguyên nhân gây ra dịch bệnh là một việc khá khó khăn, dù cho con người luôn nỗ lực khám phá và đưa ra các giả thiết. Một số nhà sử học tin rằng sốt thương hàn là nguyên nhân của trận đại dịch kinh hoàng tại Athens năm 430 trước Công nguyên, khiến một phần ba dân số thiệt mạng, trong đó có cả Pericles - nhà lãnh đạo đương thời. Người kế nhiệm của Pericles, Thucydides, cũng biểu hiện bệnh như người tiền nhiệm, nhưng may mắn đã không tử vong.

sốt thương hàn
Tình trạng sốt thương hàn

Jamestown, một thuộc địa của Anh ở Virginia, cũng là nơi được nhiều nhà sử học cho rằng đã xảy ra đại dịch sốt thương hàn với hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Dịch sốt đã khiến hơn 6000 cư dân tử vong trong khoảng thời gian giữa năm 1607 và năm 1624, và là một trong những nguyên nhân khiến vùng thuộc địa này bị xóa sổ.

Môi trường trong quân ngũ và hoàn cảnh chiến tranh là những điều kiện lý tưởng để dịch sốt thương hàn hoành hành trong suốt chiều dài lịch sử. Chỉ tính riêng cuộc nội chiến Mỹ, hơn 80000 binh lính đã thiệt mạng vì sốt thương hàn hoặc bệnh lỵ. Tương tự, trong chiến tranh Tây Ban Nha - Hoa Kỳ, sốt thương hàn đã lan tràn ở cả hai bên chiến tuyến, cả trên mặt trận và cả ở các trại huấn luyện.

2. Thương hàn và Mary Mallon

Mary Mallon là người mang mầm bệnh thương hàn nổi tiếng nhất trong lịch sử y học. Bà là người đầu tiên tại Hoa Kỳ được xác định là người mang mầm bệnh và lây truyền cho những người khác, nhưng bản thân bà lại không hề biểu hiện bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào liên quan tới thương hàn.

Mary Mallon là một người cấp dưỡng, và trong suốt thời gian làm nghề ước tính đã có 51 người bị lây nhiễm thương hàn với 3 trường hợp tử vong. Mary bị buộc đưa đi cách ly hai lần trong đời, một lần năm 1907 và lần tiếp theo vào năm 1915. Sau khi bị đưa vào nơi cách ly lần thứ hai, Mary đã không được phép trở ra, và bà qua đời tại nơi cách ly ở tuổi 69.

Mary Mallon
Mary Mallon - người đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ mang theo vật ký sinh của thương hàn

3. Người phát hiện ra nguyên nhân gây thương hàn và quá trình phòng chống bệnh

William Budd, một bác sĩ người Anh, người chịu trách nhiệm chữa trị cho các bệnh nhân thương hàn trong vụ dịch năm 1838, đã để ý thấy rằng “chất độc gây bệnh” tồn tại trong chất thải của người bệnh và gây bệnh cho người khỏe mạnh thông qua việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Nhờ vào phát hiện này mà bác sĩ William đã đề nghị phải quản lý phân thật tốt để kiểm soát những đợt dịch bùng phát trong tương lai.

Năm 1880, Karl Joseph Eberth trở thành người đầu tiên miêu tả loại vi khuẩn nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh thương hàn. Bốn năm sau đó, Georg Gaffky, một nhà giải phẫu bệnh, đã xác nhận những gì Karl Joseph Eberth đưa ra trước đó, và loại vi khuẩn này được đặt tên là Eberthella typhi. Ngày nay tên chính thức của nó là Salmonella enterica.

Almroth Edward Wright là người đầu tiên phát triển và tạo ra được loại vắc - xin có tác dụng hiệu quả đối với thương hàn. Loại vắc - xin này được giới thiệu để sử dụng trong quân đội vào năm 1896. Đây là cột mốc quan trọng trong việc bảo vệ sức chiến đấu của binh sĩ trong các cuộc chiến, tại thời điểm mà các thống kê cho thấy số nạn nhân tử vong vì thương hàn còn cao hơn cả số tử vong trong chiến trận. Loại vắc - xin này tiếp tục được nghiên cứu phát triển ở London trong nhiều năm sau đó.

Trong suốt thế kỷ 20, bệnh thương hàn đã dần dần bị đẩy lùi nhờ vào việc phổ biến sử dụng vắc - xin phòng bệnh cũng như sự phát triển trong việc quản lý vệ sinh và chống nhiễm khuẩn cộng đồng. Đồng thời việc khử trùng nước bằng chlor cũng là một dấu mốc đặc biệt, đã làm giảm mạnh số lượng người bị mắc bệnh.

Ngày nay bệnh thương hàn đã lùi vào quá khứ, thành một căn bệnh hiếm gặp, với tỉ lệ ước tính chỉ khoảng 5 ca bệnh trong một triệu dân mỗi năm.

nhà vi khuẩn học và nhà miễn dịch học người Anh
Nhà Almroth Edward Wright - nhà vi khuẩn học và nhà miễn dịch học người Anh

Đối với thương hàn cũng như các loại bệnh truyền nhiễm khác, việc sử dụng vắc - xin là vô cùng quan trọng, là cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm các loại vắc - xin đa dạng, luôn luôn sử dụng nguồn vắc - xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng cho tất cả các khách hàng, dù là trẻ em hay người lớn.

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc - xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc - xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec
Trung tâm Vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec có đầy đủ các loại vắc-xin

  • Vắc - xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc - xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Bài viết tham khảo nguồn: NCBI và historyofvaccines.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan