Vai trò của hệ miễn dịch trong việc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Tấn Đạt - Bác sĩ Nội khoa ung thư, Trung tâm Xạ trị, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park.

Tế bào ung thư có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, đồng thời hệ miễn dịch vẫn có khả năng chống lại mầm bệnh ác tính, ngăn cản hình thành khối u. Vậy quá trình tế bào ung thư phát triển mạnh nhưng bị kìm hãm bởi hệ miễn dịch diễn ra như thế nào?

1. Hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể tránh khỏi những căn bệnh và nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng thông qua các phản ứng miễn dịch. Khả năng miễn dịch bao gồm 2 nhóm chính như sau:

  • Miễn dịch bẩm sinh: Có sẵn từ khi con người mới sinh ra. Miễn dịch này không có tính đặc hiệu.
  • Miễn dịch mắc phải: Hình thành sau khi cơ thể mắc một số căn bệnh nhất định. Miễn dịch này có tính đặc hiệu cao hơn.

Khả năng miễn dịch có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư vì sự tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nhiều bệnh nhân mắc ung thư cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề tế bào ung thư phát triển mạnh nhưng bị kìm hãm bởi hệ miễn dịch diễn ra như thế nào.

1.1. Bệnh ung thư khiến hệ miễn dịch suy giảm

Tủy xương là nơi có chức năng tạo ra các tế bào máu, trong đó có các tế bào có chức năng miễn dịch là tế bào bạch cầu hạt hoặc bạch cầu lympho, giúp cơ thể chống lại những căn bệnh lây nhiễm. Tế bào ung thư gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch bằng cách ngăn chặn tủy xương sản sinh ra nhiều tế bào tế khỏe mạnh bảo vệ cơ thể.

Ngoài ra, các phương pháp điều trị ung thư cũng có tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch suy giảm tạm thời. Những biện pháp chữa trị ung thư với liều cao, vừa tiêu diệt tế bào ác tính, vừa vô tình khiến số lượng lớn các tế bào bạch cầu có trong tủy xương bị hao hụt. Cụ thể là:

1.2. Hệ miễn dịch kìm hãm sự phát triển của ung thư

Một số tế bào của hệ miễn dịch của cơ thể có thể phát hiện ra tế bào ung thư là bất thường và sẽ tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, tuyến phòng thủ của hệ miễn dịch không có khả năng loại bỏ toàn bộ các tế bào ác tính có mặt trong cơ thể. Hơn nữa, tế bào ung thư còn có thể “đánh lừa” hệ thống miễn dịch theo nhiều hình thức khác nhau. Do đó, một số phương pháp điều trị bệnh ung thư mới đang được nghiên cứu, hướng đến việc hạn chế hệ miễn dịch suy giảm, cũng như tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Mục tiêu của liệu pháp này là nhằm chống lại và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trước khi chúng hình thành khối u bằng các sinh chất tự nhiên có trong hệ miễn dịch.

vai-tro-cua-he-mien-dich-trong-viec-kim-ham-su-phat-trien-cua-te-bao-ung-thu-1
Hệ miễn dịch hỗ trợ chống lại tế bào ung thư

2. Tế bào B và tế bào T

Tế bào lympho là một loại tế bào bạch cầu tham gia vào phản ứng miễn dịch “chiến đấu” với mầm bệnh. Có 2 loại tế bào lympho chính là tế bào B và tế bào T, cả hai đều được sản sinh từ trong tủy xương.

Tương tự như các tế bào máu khác, lympho B và T cũng phải trưởng thành hoàn toàn mới đủ điều kiện tham gia vào quá trình miễn dịch. Trong khi tế bào B trưởng thành ngay tại tủy xương thì các tế bào T lại phát triển ở tuyến ức. Sau khi đã tăng trưởng đủ lớn, các tế bào B và T di chuyển đến lá lách, cũng như các hạch bạch huyết, sẵn sàng chống lại các yếu tố gây bệnh và bảo vệ cơ thể.

2.1. Chức năng của tế bào B

Tế bào B phản ứng chống lại vi khuẩn hoặc virus xâm nhập bằng cách tạo ra các protein được gọi là kháng thể. Mỗi tế bào B tạo ra các kháng thể có một đầu biến riêng biệt, phù hợp với từng yếu tố gây hại khác nhau.

Các tế bào B cũng là một phần bộ nhớ của hệ thống miễn dịch. Nếu gặp lại cùng một loại vi sinh vật đang cố gắng xâm chiếm cơ thể trong lần tiếp theo, các tế bào B sẽ tạo ra kháng thể phù hợp rất nhanh và đã trong trạng thái sẵn sàng tiêu diệt chúng.

2.2. Nhiệm vụ của tế bào T

Có nhiều loại tế bào T khác nhau nhưng được chia làm 2 nhóm chính là:

  • Tế bào T hỗ trợ: Có nhiệm vụ kích thích các tế bào B tạo ra các kháng thể và giúp các tế bào T tiêu diệt phát triển.
  • Tế bào T tiêu diệt (hay tế bào T “gây độc tế bào” – cytotoxic T cells, CTL): Có nhiệm vụ loại bỏ các tế bào của chính cơ thể khi đã bị virus hoặc vi khuẩn xâm nhập. Chức năng này giúp ngăn chặn mầm bệnh sinh sản trong tế bào và sau đó lây nhiễm sang các tế bào khác.
vai-tro-cua-he-mien-dich-trong-viec-kim-ham-su-phat-trien-cua-te-bao-ung-thu-2
Tế bào T khóa kháng nguyên lạ cũng như tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.

2.3. Vai trò của kháng thể

Mỗi kháng thể được tạo ra có đặc điểm thiết kế riêng biệt, giúp chiến đấu với từng loại vi sinh vật khác nhau. Kháng thể có 2 đầu, một đầu dính vào protein ở bên ngoài tế bào bạch cầu, đầu còn lại dính vào mầm bệnh hoặc tế bào đã bị hư hại. Các kháng thể kết dính vào bề mặt của vi khuẩn hoặc virus xâm nhập tương tự như hoạt động của “ổ khóa và chìa khóa”. Hành động này nhằm đánh dấu cho cơ thể biết các yếu tố lạ nguy hiểm và cần phải tiêu diệt. Ngoài ra, kháng thể cũng có thể phát hiện và loại bỏ các tế bào bị hư hỏng, bao gồm tế bào ung thư.

Quá trình tế bào ung thư phát triển mạnh nhưng bị kìm hãm bởi hệ miễn dịch diễn ra như thế nào? Tế bào ung thư không phải là tế bào bình thường, vì vậy một số kháng thể của hệ miễn dịch có thể phát hiện các tế bào ung thư. Kháng thể dính và khóa tế bào ung thư lại khiến chúng bị kìm hãm, đồng thời báo hiệu cho cơ thể thực hiện phản ứng miễn dịch để tiêu diệt và loại bỏ chúng.

3. Điều trị ung thư bằng hệ thống miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch ứng dụng các đặc điểm của hệ miễn dịch, giúp ức chế tế bào ung thư, từ đó hỗ trợ điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Liệu pháp miễn dịch thích hợp với một số loại ung thư, thậm chí là khi có khối u ác tính đã lan rộng, di căn hoặc kháng điều trị. Với việc sử dụng các sinh chất tự nhiên trong cơ thể, hoặc dùng thuốc được bào chế từ những chất này, phương pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân khá hữu ích trong điều trị ung thư. Cơ chế hoạt động bắt đầu từ việc tế bào ung thư rất khác biệt so với tế bào bình thường, do đó hệ miễn dịch có thể nhận ra và tiêu diệt ngay các tế bào ác tính bất thường nếu chúng không đủ mạnh để khiến hệ miễn dịch suy giảm.

Các nhà khoa học có thể chiết xuất những loại hóa chất khác nhau từ phản ứng miễn dịch trong phòng thí nghiệm. Một số liệu pháp miễn dịch đã được thực hiện là:

  • Kháng thể đơn dòng (Mabs, monoclonal aantibodiestibdies): Nhận biết và tấn công một số protein trên bề mặt tế bào ung thư
  • Vắc-xin: Giúp hệ miễn dịch phát hiện và loại bỏ tế bào ung thư.
  • Tế bào T gây độc CTL (cytotoxic T cells): Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Ghép tế bào gốc: Thay đổi gen trong các tế bào bạch cầu của bệnh nhân.

4. Ứng dụng tăng cường miễn dịch trong điều trị ung thư tại Vinmec

vai-tro-cua-he-mien-dich-trong-viec-kim-ham-su-phat-trien-cua-te-bao-ung-thu-3
Bệnh viện Vinmec Times City hợp tác với Nhật Bản chuyển giao công nghệ miễn dịch tự thân điều trị ung thư từ năm 2015

Liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân (AIET: autologous immune enhancement therapy) được áp dụng đầu tiên tại Nhật Bản, cho đến nay đã có hơn 10 quốc gia trên toàn thế giới đưa vào phác đồ chữa trị ung thư. Tại Việt Nam, vào tháng 10/2018 Bộ Y tế đã cấp phép ứng dụng Liệu pháp hệ miễn dịch tự nhiên cho Bệnh viện Vinmec Times City – một trong những đơn vị đầu tiên triển khai phương pháp điều trị đặc biệt này. Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cũng đã kết hợp với các Chuyên gia Nhật Bản, nhằm chuyển giao và đón đầu tiếp nhận công nghệ hiện đại này từ năm 2015.

Kết quả điều trị ung thư có kết hợp giữa tăng cường miễn dịch tự thân (nuôi cấy tế bào miễn dịch của chính bản thân người bệnh) và những phương pháp truyền thống như nhiệt trị, hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật tại Vinmec đã đạt hiệu quả cao hơn 20 - 30%, củng cố lại hệ miễn dịch suy giảm và kiểm soát các triệu chứng. Ứng dụng hệ miễn dịch cũng thích hợp với những bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, có di căn hoặc đã kháng điều trị. Sau áp dụng, tình trạng của nhiều bệnh nhân là rất khả quan, sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Đây chính là niềm hy vọng mới cho người không may mắc bệnh ung thư tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Ngoài biện pháp tăng cường miễn dịch tự thân bằng cách nuôi cấy tế bào của chính người bệnh như trên, tại các bệnh viện trong hệ thống Y tế Vinmec cũng sẵn có các phương pháp dùng thuốc miễn dịch (như: pembrolizumab, atelizozumab,...) để giúp phục hồi hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh, vốn bị tế bào ung thư ức chế. Đây là ứng dụng trực tiếp từ các nghiên cứu đoạt giải Nobel Y học, Sinh lý học năm 2018.

Các bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên toàn quốc có đội ngũ bác sĩ với chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại - là địa chỉ điều trị bệnh ung thư có kết hợp ứng dụng liệu pháp tiên tiến từ hệ miễn dịch hàng đầu tại Việt Nam. Quý khách hàng có thể gọi đến hotline các bệnh viện hoặc đăng ký tư vấn trực tuyến với Vinmec TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tế bào T trợ giúp và kích hoạt tế bào bạch huyết
    Tế bào T trợ giúp và kích hoạt tế bào bạch huyết

    Tế bào T hỗ trợ ( hoặc tế bào T CD4+) đã được một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Colorado tại Mỹ phát hiện vào năm 1966. Đây là những tế bào có vai trò trọng ...

    Đọc thêm
  • Pralatrexate
    Công dụng thuốc Pralatrexate (Folotyn)

    Thuốc Pralatrexate hay còn gọi là thuốc Folotyn- là một loại thuốc trị ung thư. Thuốc Pralatrexate được sử dụng để điều trị ung thư hạch tế bào T đã lan rộng khắp cơ thể. Đồng thời, đây cũng là ...

    Đọc thêm
  • yescarta
    Công dụng thuốc Yescarta

    Yescarta (Axicabtagene ciloleucel) là một dịch thể đục được đưa vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch. Dung dịch này chứa tế bào T tự thân đã được biến đổi cấu trúc gen nhắm vào CD19.

    Đọc thêm
  • breyanzi
    Công dụng thuốc Breyanzi

    Breyanzi là một loại thuốc kê đơn được FDA chấp thuận để điều trị cho người lớn mắc u lympho tế bào B lớn tái phát hoặc khó chữa đã từng được điều trị bằng ít nhất 2 liệu pháp ...

    Đọc thêm
  • Idecabtagene vicleucel
    Công dụng thuốc Idecabtagene Vicleucel

    Thuốc Idecabtagene vicleucel thuộc nhóm liệu pháp miễn dịch Car-T. Vậy dùng thuốc Idecabtagene để làm gì, loại thuốc này có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm