Ung thư nội mạc tử cung: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thiện Quang - Bác sĩ Nội ung Bướu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ung thư nội mạc tử cung đang có chiều hướng gia tăng ở phụ nữ trẻ, nó phát triển nhanh hơn và có xu hướng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

1. Ung thư nội mạc tử cung là gì?

Ung thư nội mạc tử cung là một ung thư phát triển từ nội mạc tử cung. Đây là loại ung thư ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nữ phổ biến nhất. Loại ung thư nội mạc tử cung phổ biến nhất (type 1) phát triển chậm và thường chỉ được tìm thấy bên trong tử cung. Type 2 ít phổ biến hơn.

2. Ung thư nội mạc tử cung xuất hiện như thế nào?

Ung thư nội mạc tử cung khởi phát khi các tế bào nội mạc bắt đầu phát triển quá nhanh, làm niêm mạc tử cung dày lên ở một số khu vực, những vùng dày lên này có thể hình thành một khối mô gọi là u. Tế bào ung thư cũng có thể lan (di căn) đến các phần khác của cơ thể.

3. Ung thư nội mạc tử cung ảnh hưởng từ những yếu tố nào?

Tuổi tác - Hầu hết các ca ung thư nội mạc tử cung được chẩn đoán là những phụ nữ đã qua tuổi mãn kinh và tầm hơn 60 tuổi.

Nội tiết - Nồng độ estrogenprogesterone trong cơ thể người phụ nữ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư nội mạc tử cung của người ấy. Khi estrogen hiện hữu nhưng lại không có đủ progesterone, nội mạc tử cung có thể trở nên quá dày. Tình trạng này có thể xảy ra ở những phụ nữ có kinh nguyệt không đều, đang trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, hoặc có một số rối loạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Nó cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ sử dụng biện pháp chỉ chứa estrogen để điều trị các triệu chứng mãn kinh.

Thừa cân - Những phụ nữ có chỉ số thể trọng BMI cao hơn hoặc bằng 25 tồn tại nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao.

Ung thư nội mạc tử cung: Những điều cần biết
Chỉ số BMI tăng thì nguy cơ ung thư cũng tăng theo.

Gen di truyềnHội chứng Lynch là một tình trạng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, buồng trứng, nội mạc tử cung và các loại ung thư khác. Nó được gây ra bởi một sự thay đổi hoặc đột biến trong một gen được truyền lại từ đời này sang đời khác.

4. Triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung?

Triệu chứng thường gặp nhất là chảy máu tử cung. Với những phụ nữ tiền mãn kinh, nó bao gồm cả ra máu kinh không đều, rong kinh hoặc chảy máu giữa chu kỳ.

5. Chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung

Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung dựa trên kết quả sinh thiết nội mạc. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nội mạc và kiểm tra dưới kính hiển vi.

Thủ thuật này có thể được thực hiện trong phòng khám. Một phương pháp khác để lấy mẫu niêm mạc là Nong và nạo tử cung (D&C). Thủ thuật này được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của thiết bị soi tử cung có kèm camera, và có thể áp dụng gây mê để giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Trong trường hợp đang ở thời kỳ tiền mãn kinh, bác sĩ phụ khoa sẽ cân nhắc giữa dấu hiệu, triệu chứng, tuổi và các yếu tố khác để quyết định có tiến hành sinh thiết hay không. Siêu âm không có giá trị chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung khi người bệnh tiền mãn kinh.

6. Điều trị ung thư nội mạc tử cung?

Điều trị ngoại khoa

Ung thư nội mạc tử cung thường được điều trị ngoại khoa. Bác sĩ sẽ cắt toàn bộ tử cung và cổ tử cung, cũng như hai buồng trứng và ống dẫn trứng. Hạch và các mô khác cũng có thể bị cắt bỏ và kiểm tra xem có phải mô ác tính không. Sau phẫu thuật, giai đoạn bệnh sẽ được xác định, nhằm giúp bác sĩ quyết định tiến hành các phương pháp chữa trị tiếp theo như hóa trị hoặc xạ trị nếu cần. Ung thư được phân thành 04 giai đoạn, quyết định phương pháp và kết quả điều trị, trong đó giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất.

Liệu pháp nội tiết điều trị ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung: Những điều cần biết
Liệu pháp nội tiết điều trị ung thư nội mạc tử cung

Phương pháp điều trị nội tiết sử dụng progestin là một lựa chọn cho những phụ nữ muốn có thêm con hoặc trong thể điều trị ngoại khoa vì những lý do sức khỏe khác. Phương pháp này chỉ được khuyến cáo cho các bệnh nhân:

  • Ung thư tiến triển chậm và chưa chạm tới lớp cơ tử cung.
  • Không có tế bào ác tính ngoài tử cung.
  • Có tình trạng sức khỏe chung tốt và có thể dùng được progestin.
  • Nhận thức được sự hạn chế về thông tin của kết quả điều trị trong tương lai.

Đối với một số phụ nữ, buồng trứng có thể được bảo tồn lúc phẫu thuật, có nghĩa là người bệnh vẫn có thể sử dụng trứng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Thế nhưng, sự lựa chọn này không dành cho tất cả mọi người và nên được trao đổi kỹ càng với bác sĩ điều trị trước khi ra quyết định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Acog.org

853 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan