Phẫu thuật giảm đau trong ung thư

Đau là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên nhiều người bệnh lại không thông báo mức độ đau của mình cho bác sĩ. Điều này không chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, mà còn gây ra các vấn đề về tâm lý như: mệt mỏi, trầm cảm... Phẫu thuật giảm đau trong ung thư đang là phương pháp điều trị quan trọng và hiệu quả đối với bệnh nhân ung thư.

1. Đau do ung thư

  • Đau là cảm giác khó chịu và chịu đựng về mặt cảm xúc có liên quan tới tổn thương mô hiện có hoặc tiềm tàng, hoặc được mô tả như bị tổn thương tương tự (Theo Tổ chức Quốc tế nghiên cứu đau).
  • Nhiều bệnh nhân bị đau do ung thư nhưng lại không báo lại với bác sĩ vì nghĩ đó là tình trạng báo hiệu khối u đang xấu đi. Tuy nhiên, đau không phải lúc nào cũng phản ánh mức độ phát triển của khối ung thư. Đau có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng bạn cũng nên thông báo lại với bác sĩ.
  • Khi khối u phát triển phá hủy các mô lân cận đè lên các dây thần kinh, xương gây đau. Các khối u giải phóng hóa chất cũng gây đau đớn cho bệnh nhân. Ngay cả khi, các phương pháp điều trị ung thư như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị cũng có thể gây đau. Nhiều bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, đau nhiều do sự phối hợp đồng thời nhiều nguyên nhân trên.
  • Bên cạnh đó, các tác nhân gây đau bao gồm: khối u xâm lấn tới tổ chức mềm; thâm nhiễm tới nội tạng, xương; chèn ép và tổn thương dây thần kinh; tăng áp lực nội sọ; liên quan tới ung thư (co cơ, sưng nề bạch mạch, táo bón, viêm loét do nằm lâu); liên quan tới điều trị ung thư.
  • Nếu để tình trạng đau kéo dài và không được điều trị kịp thời, sẽ khiến bệnh u thư trở nên nặng hơn, làm tăng thêm tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, căng thẳng. Nếu được điều trị các cơn đau, người bệnh sẽ có thêm nhiều thời gian vui vẻ sống, tận hưởng cuộc sống.
Đau trong ung thư khiến bệnh nhân mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần
Đau trong ung thư khiến bệnh nhân mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần

2. Các triệu chứng đau trong ung thư

Những cơn đau bệnh nhân ung thư gặp phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đau có thể từ nhẹ, hiếm khi đến những cơ đau dai dẳng, liên tục.

  • Người bệnh có thể bị đau gan và căng tức do các thùy gan căng lớn... đây là những cơn đau ở nội tạng do mô mềm bị tổn thương;
  • Khi vận động: đi lại, quay người, dịch chuyển cũng đau;
  • Đau do thần kinh bị tổn thương;
  • Ruột bị kích thích hay tắc nghẽn.

Nhìn chung, các triệu chứng đau trong bệnh ung thư của mỗi người là khác nhau. Số lượng và mức độ cơn đau phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh và ngưỡng đau của người bệnh (khả năng chịu đau). Tuy nhiên, điều trị đau cho bệnh nhân ung thư là phương pháp điều trị cần thiết, để giảm biến chứng cho người bệnh.

3. Phẫu thuật giảm đau trong ung thư

Phẫu thuật giảm đau cho bệnh nhân ung thư là điều cần thiết, nhưng đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thì không được chỉ định thực hiện phẫu thuật.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Để thực hiện phẫu thuật giảm đau cho bệnh nhân ung thư, bệnh viện cần chuẩn bị một kíp mổ gồm: 2 bác sĩ ( 1 bác sĩ phẫu thuật chính và 2 bác sĩ hỗ trợ mổ); 2 điều dưỡng; 1 bác sĩ gây mê và 1 điều dưỡng gây mê.
  • Đầy đủ các dụng cụ phẫu thuật, bao gồm: bộ dụng cụ phẫu thuật đại phẫu; vật tư tiêu hao.
  • Về phía người bệnh được vệ sinh toàn thân và gây mê toàn thân bằng nội khí quản. Trước khi phẫu thuật sẽ được khám lâm sàng: xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, PET CT...

Bước 2: Tiến hành

Dựa vào chẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí phẫu thuật, tiến hành rạch ra để bộc lộ đoạn tủy sống, dây thần kinh. Đặt điện cực giảm đau, đốt dây thần kinh... Cầm máu.

Bước 3: Khâu phục hồi giải phẫu và kết thúc phẫu thuật

4. Hậu phẫu thuật

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi kỹ càng về vết mổ, dùng thuốc kháng sinh và tập phục hồi chức năng. Nếu xảy ra biến chứng thì cần xử lý ngay lập tức. Cụ thể:

  • Hậu phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng toàn thân sau mổ, dấu hiệu sinh tồn, chảy máu sau mổ, dẫn lưu nếu có, đặc biệt là nhiễm trùng vết mổ.
  • Một số tai biến có thể xảy ra như: chảy máu cần điều trị bảo tồn bằng hồi sức tích cực hoặc mổ lại để cầm máu; nhiễm trùng; đau đớn.

Ung thư là một trong những loại bệnh đáng sợ nhất hiện nay, gây ra nhiều biến chứng, đau đớn cho bệnh nhân, tỷ lệ tử vong ở mức cao. Để hiệu quả điều trị đạt được tốt, thời gian phát hiện bệnh sớm hay muộn vô cùng quan trọng. Khám sức khỏe tổng quát thường xuyên là một trong những cách giúp người bệnh phát hiện ra bệnh sớm nhất.

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

161 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan