Ngăn ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

Hệ thống miễn dịch là một loại “vũ khí” đắc lực của cơ thể giúp chống lại sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, những người bị ung thư hoặc đang điều trị ung thư thường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao do hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này có thể đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1. Ngăn ngừa nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

Dưới đây là một số điều mà bệnh nhân ung thư cần lưu ý để ngăn ngừa hiệu quả được nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật khi hệ thống miễn dịch dần bị suy yếu do ung thư hoặc các phương pháp điều trị ung thư:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. Đảm bảo rửa tay trước khi ăn và trước khi chạm tay lên mặt hoặc niêm mạc (mắt, mũi, miệng,...)
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh, hỉ mũi, ho và hắt hơi
  • Rửa tay sau khi đến nơi công cộng hoặc chạm vào các vật dụng mà người khác đã sử dụng
  • Rửa tay sau khi chạm vào động vật, nhặt rác và đổ rác
  • Mang theo chất khử trùng tay có cồn để làm sạch tay khi bạn ra ngoài
  • Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt tiếp xúc, chẳng như tay nắm cửa, bàn phím, ...
  • Tránh tụ tập nơi đông người, như trường học, du lịch, trung tâm mua sắm, các sự kiện xã hội và cộng đồng. Trong trường hợp bắt buộc, bạn nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Tránh tiếp xúc với bất kỳ ai bị sốt, cúm, hoặc mắc phải các tình trạng nhiễm trùng khác
  • Tiêm phòng vắc-xin cúm vào mỗi mùa thu và khuyến khích các thành viên khác trong gia đình cùng thực hiện tiêm phòng. Tuy nhiên những bệnh nhân ung thư không nên sử dụng vắc-xin cúm dạng xịt mũi.
  • Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt chú trọng vệ sinh các bộ phận như chân, tay, nách, bẹn và các vùng ẩm ướt, đổ mồ hôi khác
  • Đeo găng tay khi làm vườn và rửa sạch tay ngay sau đó
  • Đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng không chứa cồn để làm sạch miệng sau khi ăn.
Cần rửa tay trước khi chăm sóc bé để đảm bảo an toàn cho trẻ
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng giúp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ nhiễm trùng

  • Giữ sạch sẽ vùng bẹn và hậu môn. Sử dụng khăn giấy ẩm mềm dạng khăn lau trẻ em dùng một lần sau khi đi vệ sinh hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy bị kích ứng hay ngứa ngáy. Bên cạnh đó, báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị chảy máu, mẩn đỏ hoặc sưng cục u ở những khu vực này.
  • Không bơi lội trong ao hồ, hoặc sông
  • Đi giày thường xuyên khi ra ngoài để tránh bị thương và ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua bàn chân
  • Sử dụng máy cạo râu bằng điện thay vì dao cạo râu thông thường để tránh các vết xước hoặc vết cắt dễ gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng chung máy cạo râu với người khác.
  • Nếu bạn bị đứt tay hoặc trầy xước da, hãy làm sạch vùng da đó ngay lập tức bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó che khu vực bị thương bằng băng gạc sạch
  • Ngăn ngừa táo bón và sự căng thẳng bằng việc uống nước thường xuyên vào mỗi ngày. Bên cạnh đó, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không cho bất cứ thứ gì vào trực tràng, bao gồm cả thụt rửa, sử dụng nhiệt kế, hoặc thuốc đạn
  • Phụ nữ bị ung thư không nên sử dụng thuốc đặt âm đạo hoặc thụt rửa sâu để ngăn ngừa sự nhiễm trùng
  • Sử dụng chất bôi trơn gốc nước trong khi quan hệ tình dục để tránh làm tổn thương hoặc mài mòn da và niêm mạc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Không để hoa tươi bên trong phòng ngủ của bạn
  • Không dùng chung khăn tắm, ly uống nước với bất kỳ ai, kể cả các thành viên trong gia đình
  • Tránh xa chuồng gà, hang động và bất kỳ nơi nào có bụi bẩn, chẳng hạn như công trường xây dựng

Để ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nhân ung thư cần theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng, đồng thời thông báo với bác sĩ ngay lập tức để được xử lý kịp thời.

Sự hình thành và cách ngăn ngừa cục máu đông ở bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ khi thấy triệu chứng của nhiễm trùng

2. Lời khuyên về an toàn thực phẩm cho người bị ung thư

Nhiễm trùng có thể lây truyền từ thức ăn và đồ uống, do đó an toàn thực phẩm là một điều vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch yếu hơn so với người bình thường.

Bạn có thể tham khảo sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng về một chế độ ăn uống đặc biệt trong quá trình điều trị ung thư. Bên cạnh đó, chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bất kỳ loại thực phẩm nào, đồng thời đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm thịt (bao gồm thịt gà, thịt bò,...) đều được nấu chín một cách kỹ lưỡng để tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong đó.

Ngoài ra, các loại trái cây và rau quả cũng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, do đó những người có hệ miễn dịch kém không nên ăn bất kỳ loại trái cây hay rau quả nào chưa được làm sạch để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Ngay cả những loại trái cây bỏ vỏ cũng cần được rửa sạch sẽ trước khi ăn, vì vi trùng có thể xâm nhập vào phần bên trong của trái cây khi được gọt vỏ.

Chưa hết, bệnh nhân ung thư cũng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng xuống mức thấp hơn bằng việc tránh ăn các loại rau sống hoặc salad. Nếu muốn thưởng thức những món ăn này, bạn cần chế biến chúng một cách sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi ăn.

3. Những loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng trong quá trình điều trị ung thư

Đôi khi, bác sĩ vẫn có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân ung thư khi hệ thống miễn dịch của họ bị suy yếu mặc dù không có dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Dưới đây là những loại thuốc giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dành cho bệnh nhân đang điều trị ung thư:

*Thuốc phòng bệnh: đây là những loại thuốc chống vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể được sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Đối với một số loại thuốc kháng sinh dự phòng sẽ chỉ được chỉ định sử dụng khi bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao (hệ miễn dịch suy yếu trầm trọng). Ngoài ra, bạn cũng có thể được sử dụng thuốc kháng sinh nếu bạn đang dùng những loại thuốc khác có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như điều trị steroid kéo dài hoặc một số loại thuốc hóa trị.

Sử dụng thuốc như các loại kháng sinh, NSAID...cũng có thể gây tăng bạch cầu ái toan tại đường tiêu hoá
Người đang điều trị ung thư có thể sử dụng thêm thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng

Thuốc phòng bệnh sẽ được ngừng sử dụng khi hệ miễn dịch của bạn đã trở lại trạng thái tương đối ổn định, thường là một khoảng thời gian sau khi ngừng thuốc làm suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng mỗi kháng sinh sẽ không thể ngăn ngừa được tất cả các bệnh nhiễm trùng. Do đó, bệnh nhân ung thư cần phải kết hợp thêm những biện pháp phòng ngừa tương tự khác, đồng thời báo với bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào xảy ra.

*Thuốc CSFs: thông thường, các yếu tố tăng trưởng sẽ bao gồm các protein mà cơ thể tạo ra để giúp các tế bào máu phát triển. Chúng còn được gọi là yếu tố kích thích phát triển đơn dòng (CSFs) hoặc yếu tố tăng trưởng dòng tuỷ. Các yếu tố tăng trưởng sẽ kích thích tủy xương sản xuất ra nhiều tế bào bạch cầu hơn để giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Một số loại thuốc CSF dạng tiêm nhân tạo thường được sử dụng sau khi bệnh nhân ung thư trải qua điều trị bằng hoá trị. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể cho bệnh nhân chọc dịch não tuỷ nếu hệ miễn dịch của họ bị suy yếu và tình trạng nhiễm trùng đang trở nên nặng hơn trước mặc dù đang được điều trị.

Một số loại thuốc CSF phổ biến được sử dụng hiện nay, bao gồm filgrastim (Neupogen ® ), pegfilgrastim (Neulasta ® ), và tbo-filgrastim (Granixe ® ). Mặc dù các yếu tố tăng trưởng có thể gây ra một số tác dụng phụ, nhưng chúng có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư.

4. Theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

Một số biện pháp điều trị ung thư và bản thân ung thư có thể làm thay đổi số lượng bạch cầu trong máu (WBC) của bệnh nhân. Khi số lượng bạch cầu trong máu giảm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nhiều so với bình thường. Lúc này, bạn sẽ cần theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu của nhiễm trùng để có thể điều trị kịp thời.

bạch cầu mạn dòng tủy
Lượng bạch cầu trong máu giảm có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tiến triển cao hơn

Các triệu chứng nhiễm trùng cần lưu ý, bao gồm:

  • Sốt
  • Một số khu vực trên cơ thể bị mẩn đỏ, đau hoặc sưng tấy
  • Chảy mủ hoặc dịch hơi vàng ở vết thương
  • Ho và khó thở
  • Đau bụng
  • Ớn lạnh, run người kèm theo đổ mồ hôi
  • Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu
  • Đau họng
  • Có vết loét hoặc mảng trắng trong miệng

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê phía trên, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cancer.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

798 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan