Các phương pháp điều trị ung thư đường mật

Mật là một chất lỏng do gan sinh ra đi xuống tá tràng và giúp tiêu hóa chất béo. Ung thư đường mật là sự phát triển bất thường của các tế bào đường dẫn mật từ gan xuống tá tràng và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống người bệnh.

1. Ung thư đường mật là gì?

Ung thư đường mật là sự phát triển bất thường và mất kiểm soát của các tế bào biểu mô bao phủ mặt trong của đường dẫn mật. Sự phát triển ác tính này làm đường mật tăng lên về kích thước, xâm lấn các cơ quan xung quanh hoặc lan rộng ra các vị trí khác của cơ thể (ung thư di căn). Có 3 vị trí ung thư đường mật thường gặp:

  • Ung thư đường mật nằm trong gan.
  • Ung thư đường mật nằm dưới gan, ngay vùng rốn gan.
  • Ung thư đường mật ngoài gan, ngay vị trí đổ vào tá tràng.

2. Chẩn đoán ung thư đường mật

Tiền căn: Mắc các bệnh viêm đường mật mãn tính hoặc nhiễm sán lá gan, tiền sử gia đình có người từng bị ung thư đường mật hoặc ung thư gan, béo phì thừa cân và tuổi cao là những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đường mật.

Triệu chứng ung thư đường mật: Giai đoạn đầu ung thư đường mật thường không có dấu hiệu hoặc có nhưng không rõ ràng. Dấu hiệu thường xuất hiện ở giai đoạn muộn bao gồm:

Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán xác định ung thư đường mật bao gồm: Công thức máu (giảm tiểu cầu); xét nghiệm đông cầm máu rối loạn; tăng bilirubin máu; chẩn đoán hình ảnh như CT scan, MRI, nội soi mật tụy ngược dòng... phát hiện ung thư đường mật

Chụp MRI
Chụp MRi giúp chẩn đoán ung thư đường mật

3. Điều trị ung thư đường mật

Việc điều trị ung thư đường mật cần được các bác sĩ thận trọng lựa chọn phương pháp, phụ thuộc vào 3 yếu tố sau đây:

  • Loại và giai đoạn của ung thư.
  • Yêu cầu và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Tác dụng phụ của phương pháp điều trị.

3.1. Mổ ung thư đường mật

Mổ ung thư đường mật là phương pháp giúp loại bỏ khối u và các mô lành xung quanh, nếu khối u không thể loại bỏ thì việc phẫu thuật vẫn có thể thực hiện để giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Phẫu thuật viên là các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, có kinh nghiệm về bệnh lý gan mật. Các lựa chọn khi mổ ung thư đường mật bao gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ đường mật: Đây là lựa chọn cơ bản nhất, giúp loại bỏ toàn bộ khối ung thư đường mật nếu nó chưa lan ra ngoài. Bên cạnh đó, cần lấy toàn bộ các hạch bạch huyết gần đó và làm giải phẫu bệnh để đánh giá có di căn hạch không.
  • Cắt gan bán phần: Trong trường hợp ung thư đường mật trong gan thì phẫu thuật viên sẽ cắt bỏ một phần gan của bệnh nhân. Việc này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe vì gan có thể tự tái tạo và chức năng gan vẫn được bảo tồn.
  • Phẫu thuật Whipple: Đây là một cuộc đại phẫu khi ung thư đường mật ngoài gan, chỗ đổ vào tá tràng và gần tụy, bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tụy, phần đầu ruột non (tá tràng), một phần dạ dày và toàn bộ đường mật. Do đó, biến chứng của phương pháp này rất nhiều, bệnh nhân có thể tử vong do phẫu thuật, nhiễm trùng nặng, dò dịch mật và dịch tụy.

Lựa chọn mổ ung thư đường mật tùy thuộc vào vị trí của ung thư:

  • Ung thư đường mật trong gan: cắt bỏ đường mật và cắt gan bán phần.
  • Ung thư đường mật dưới gan: cắt bỏ toàn bộ đường mật.
  • Ung thư đường mật ngoài gan: phẫu thuật Whipple.

Nếu không thể loại bỏ khối u, việc mổ ung thư đường mật vẫn được thực hiện để giảm triệu chứng, cải thiện cuộc sống bệnh nhân. Phương pháp này thực hiện bằng cách đặt một stent (kim loại) vào đường mật, vượt qua vị trí tắc nghẽn do khối u gây ra để quá trình dẫn mật được thông thương và giúp trì hoãn các triệu chứng của bệnh trong một thời gian.

Phẫu thuật nối - ghép dây thần kinh ngoại biên
Mổ ung thư đường mật là một trong những phương pháp điều trị bệnh

3.2. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc để ngăn sự phát triển, phân chia của tế bào ung thư, qua đó phá hủy các tế bào ác tính này. Điều trị ung thư đường mật bằng hóa trị được áp dụng khi bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc ung thư giai đoạn muộn, phẫu thuật không còn hiệu quả.

Các thuốc để điều trị ung thư đường mật bao gồm: Gemcitabine (Gemzar), Cisplatin (Platinol), Fluorouracil (5-FU, Adrucil), Paclitaxel (Taxol), Capecitabine (Xeloda).

Tác dụng phụ của phương pháp này là: Mệt mỏi, nhiễm trùng thứ phát, buồn nôn và nôn, rụng tóc... Những tác dụng không mong muốn phụ thuộc vào cơ địa của từng người và thường mất đi sau khi kết thúc điều trị.

Rụng tóc
Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ của hóa trị

3.3. Xạ trị

Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao hoặc một số loại tia khác để đánh vào tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Có 3 dạng xạ trị là xạ trị ngoài, xạ trị trong (xạ trị áp sát) và xạ trị tắc mạch.

Đối với bệnh ung thư đường mật thì xạ trị ngoài là chủ yếu. Điều trị ung thư đường mật bằng tia xạ có 2 mục đích: hoặc để điều trị đặc hiệu vào khối u hoặc giúp giảm triệu chứng và cơn đau của người bệnh.

Các tác dụng phụ bao gồm mệt mỏi, đau dạ dày và mất nhu động ruột. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ này sẽ mất đi nhanh sau khi đợt điều trị kết thúc.

Xạ trị vinmec
Xạ trị có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư

4. Tiên lượng của ung thư đường mật

Việc điều trị và dự hậu của bệnh ung thư đường mật phụ thuộc rất nhiều vào việc chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Lúc này việc phẫu thuật cắt bỏ khối u kết hợp với hóa xạ trị sau mổ có thể giúp bệnh nhân tiên lượng tốt hơn rất nhiều.

Còn nếu ở giai đoạn muộn, phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn khối u, mục đích điều trị khi đó chỉ là giảm thiểu các triệu chứng, cải thiện phần nào chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, việc tầm soát sớm ung thư đường mật cho các thành viên khác trong gia đình cũng là việc làm cần thiết, giúp phát hiện sớm bệnh lý ác tính này.

Nhận thấy được tầm quan trọng đó, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai các gói Sàng lọc Gan mật, giúp phát hiện các bệnh lý về gan mật ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, Gói sàng lọc gan mật toàn diện giúp khách hàng:

  • Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
  • Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
  • Tầm soát sớm ung thư gan;
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B,C
  • Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn
  • Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán ung thư đường mật

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan