Liệu pháp miễn dịch ở bệnh nhân cao tuổi mắc ung thư phổi

Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hội nghị Ung thư Phổi Châu Âu (ELCC) 2019 tại Geneva, Thụy Sĩ vừa diễn ra vào tháng 4/2019, các nghiên cứu đã đưa ra những hiểu biết mới về hiệu quả và an toàn của liệu pháp miễn dịch ở bệnh nhân cao tuổi mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển - nhóm tuổi thường bị ảnh hưởng nhất của bệnh.

1. Tác dụng của liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch với các thuốc nhắm vào con đường miễn dịch để tăng cường khả năng nhận biết và tiêu diệt tế bào khối u của cơ thể đang nổi lên như một lựa chọn điều trị hiệu quả cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ ( NSCLC). Mặc dù khoảng một nửa số người mới được chẩn đoán mắc NSCLC là người cao tuổi, hiện tại vẫn có ít bằng chứng về hiệu quả và độ an toàn của liệu pháp miễn dịch ở nhóm tuổi này vì họ chưa được đại diện trong các thử nghiệm lâm sàng. Cũng có những lo ngại rằng sự suy giảm liên quan đến tuổi của hệ thống miễn dịch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp miễn dịch ở bệnh nhân lớn tuổi.

Nghiên cứu thực tế cho thấy ở người cao tuổi có thời gian sống ngắn hơn với liệu pháp miễn dịch. Một nghiên cứu hồi cứu trên bệnh nhân mắc NSCLC giai đoạn tiên tiến được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch cho thấy bệnh nhân cao tuổi (≥70 tuổi) có thời gian sống sót ngắn hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi nhưng tỷ lệ độc tính là tương tự.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét lại tất cả các bệnh nhân mắc NSCLC giai đoạn tiên tiến được điều trị bằng các thuốc miễn dịch tại Bệnh viện Đại học Ramon y Cajal ở Madrid, Tây Ban Nha, Trong vòng 4 năm (2014-2018), 98 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc miễn dịch có tuổi từ 70 trở lên, trong đó chỉ có 27 bệnh nhân (27,5%) có bộc lộ PD-L1 mức 50%

Tỷ lệ sống chung ở những bệnh nhân cao tuổi này ngắn hơn đáng kể so với bệnh nhân dưới 70 tuổi (trung bình 5,5 tháng so với 13 tháng, [HR] 3,86, khoảng tin cậy 95% [CI] 2.073-7.214, p <0,0001). Sống thêm bệnh không tiến triển cũng ngắn hơn đáng kể ở bệnh nhân cao tuổi so với bệnh nhân trẻ tuổi (1,8 so với 3,6 tháng, HR 2.1, 95% CI 1.181-3.744, p = 0,012).

Xét về độc tính, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các tác dụng phụ liên quan đến miễn dịch giữa 2 nhóm bệnh nhân trên (p = 0,535).

Nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp miễn dịch được sử dụng chủ yếu là điều trị bậc hai (61% bệnh nhân) hoặc bậc ba trở lên (24,5%) trên toàn bộ nhóm 98 bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Chỉ hơn một nửa (52%) được điều trị bằng nivolumab.

điều trị miễn dịch

Phân tích gộp khác cho thấy thời gian sống thêm được cải thiện với liệu pháp miễn dịch.

Một nghiên cứu thứ hai gộp dữ liệu từ ba thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy cải thiện đáng kể tỷ lệ sống thêm chung ở bệnh nhân cao tuổi mắc NSCLC giai đoạn tiên tiến được điều trị bằng pembrolizumab so với những liệu pháp hóa trị.

Nghiên cứu đã so sánh hiệu quả và tính an toàn đối với 264 bệnh nhân cao tuổi ( ≥ 75 tuổi) khi so sánh với 2292 bệnh nhân dưới 75 tuổi. Tất cả các bệnh nhân đều có điểm tỷ bộc lộ PD-L1 (PD-L1 TPS) từ 1% trở lên và một nửa nhóm người cao tuổi trong phân tích này có điểm số ít nhất 50%.

Kết quả cho thấy cải thiện đáng kể tỷ lệ sống thêm toàn bộ ở bệnh nhân cao tuổi có khối u PD-L1 ≥1% được điều trị bằng pembrolizumab so với hóa trị ( [HR] 0,76, khoảng tin cậy 95% [CI] 0,56-1,02). Sự cải thiện tỷ lệ sống thêm toàn bộ của nhóm điều trị với pembrolizumab so với hóa trị liệu thậm chí còn lớn hơn ở những bệnh nhân có điểm khối u PD-L1 ≥50% (HR 0,41, 95% CI 0,23-0,73).

Tỷ lệ sống thêm tại thời điểm một năm với pembrolizumab ở bệnh nhân cao tuổi tương đương với bệnh nhân trẻ tuổi (53,7% so với 54,9% với PD-L1 TPS 1% và 61,7% so với 61,7% với PD-L1 TPS ≥50%).

Bệnh nhân cao tuổi được điều trị bằng pembrolizumab, các tác dụng phụ liên quan đến điều trị so với những bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị liệu ít hơn (68% so với 94%). Các tác dụng ngoại ý liên quan đến điều trị độ 3-5 ở bệnh nhân cao tuổi cũng ít gặp hơn với pembrolizumab so với hóa trị liệu (24% so với 61%). Các tác dụng ngoại ý liên quan đến điều trị thường gặp với pembrolizumab ở bệnh nhân cao tuổi là mệt mỏi (17,4%), giảm cảm giác ngon miệng (12,8%) và ngứa (12,8%).

Các tác dụng phụ qua trung gian miễn dịch và phản ứng tiêm truyền thường gặp hơn với pembrolizumab so với hóa trị ở nhóm bệnh nhân cao tuổi (25% so với 7%) nhưng không cho thấy sự khác biệt so với bệnh nhân trẻ tuổi được điều trị bằng pembrolizumab (25%).

liệu pháo miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch tự thân điều trị ung thư

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan