Vai trò của chụp X-quang trong chẩn đoán, điều trị bệnh răng miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Hậu - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh bao gồm cộng hưởng từ, CLVT và siêu âm.

Chụp x-quang răng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến, có vai trò rất quan trọng, giúp cho nha sĩ trong việc chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh răng miệng

1. Chụp X-quang nha khoa là gì?

Chụp X-quang răng là những hình ảnh chụp răng, xương và mô mềm quanh răng để tìm ra những vấn đề về miệng, răng và hàm. Hình chụp X-quang sẽ cho thấy những khoang hở, những cấu trúc răng ẩn ví dụ như răng khôn (răng số 8), và tình trạng mất xương không nhìn thấy khi khám bằng mắt thường. Chụp X-quang nha khoa thực hiện để theo dõi sau khi điều trị nha khoa.

Những loại chụp X-quang nha khoa được sử dụng một cách phổ biến. X-quang sẽ sử dụng một lượng nhỏ tia bức xạ:

  • Chụp X-quang cánh cắn (cánh cắn – phim sau thân răng) cho thấy hàm trên, hàm dưới và các răng chạm nhau như thế nào. X-quang cánh cắn dùng để kiểm tra vết sâu ở trong răng và cho biết răng hàm trên và răng hàm dưới có thẳng hàng với nhau hay không. Chụp X-quang cánh cắn cũng cho thấy sự mất xương khi viêm nướu nặng hay bị nhiễm trùng nặng.
  • Chụp X-quang quanh chóp (periapical) cho thấy toàn bộ răng, từ răng cửa cho đến gốc răng và những xương hỗ trợ răng. Phim chụp quanh chóp được sử dụng để tìm ra những vấn đề răng miệng dưới nướu hay trong hàm, như mụn nhọt, u nang, khối u, răng cấm và những thay đổi trong cấu trúc xương dẫn tới một số căn bệnh.
  • Chụp X-quang cắn (Occlusal) cho thấy vòm miệng hoặc sàn miệng và nó được sử dụng trong việc tìm những răng bổ sung, răng chưa gãy ở nướu, xương hàm, hở hàm ếch trong vòm miệng (hở hàm ếch), mụn nhọt, u nang, hay sự phát triển mô bất thường nào. Phim chụp x-quang cắn còn được sử dụng để tìm kiếm những vật lạ xuất hiện trong khoang miệng.
  • Chụp X quang toàn cảnh (Panoramic) cho thấy toàn bộ hàm, răng, các xoang ở vùng mũi và khớp thái dương. Phim X-quang toàn cảnh không tìm ra những lỗ sâu răng. Tia X-quang không tìm ra được những vấn đề như răng, u nang, tăng trưởng vững chắc (khối u), nhiễm trùng và gãy xương.
Chụp X quang răng
Kiểm tra tình trạng răng bằng nhiều loại chụp X quang nha khoa

X-quang kỹ thuật số có thể được gửi qua máy tính để lưu giữ.

Chụp X-quang quanh chóp ( chụp từ 14 – 21 phim X-quang) sẽ được thực hiện vào lần kiểm tra răng miệng đầu tiên. Phim chụp x-quang cánh cắn sẽ được sử dụng trong những lần kiểm tra răng sâu. Còn phim chụp X-quang toàn cảnh có thể được thực hiện thỉnh thoảng. Tùy thuộc vào độ tuổi và dấu hiệu bệnh để bác sĩ có chỉ định loại chụp X-quang phù hợp.

2. Vai trò của chụp X-quang nha khoa

Phương pháp chụp x-quang răng cho phép nha sĩ có thể nhìn thấy rõ những vấn đề răng miệng bên trong, có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh răng miệng:

  • Tìm ra những vấn đề gặp phải trong miệng như sâu răng, tổn thương xương hỗ trợ răng, chấn thương răng ví dụ như chân răng bị gãy. Chụp X-quang nha khoa được thực hiện để phát hiện ra những vấn đề sớm trước khi triệu chứng bộc phát;
  • Tìm ra những răng không ở đúng vị trí hay những răng xuyên sâu vào trong nướu. Những chiếc răng mọc sát nhau mà xuyên qua nướu răng gọi là răng cấm;
  • Phát hiện những u nang, tăng trưởng bất thường (khối u), hay mụn nhọt;
  • Kiểm tra vị trí của những chiếc răng vĩnh viễn phát triển trong hàm đối với những trẻ còn răng sữa.
  • Tìm phương pháp điều trị lỗ sâu răng lớn hay nguy hiểm, nhỏ những chiếc răng khó, phẫu thuật tuỷ răng, hay cấy ghép nha khoa.
  • Tìm phương pháp điều trị trong trường hợp răng không thẳng hàng phù hợp (phương pháp chỉnh nha).

Nếu không chụp X-quang răng, nha sĩ có thể bỏ lỡ những giai đoạn đầu tiên của sự sâu trong răng.

Vai trò của chụp X quang răng
Chụp X quang răng giúp phát hiện sớm những dấu hiệu của sâu răng

3. Chụp X-quang răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Theo đúng bản chất, tia X có khả năng gây nhiễm xạ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu phải tiếp xúc nhiều. Tuy nhiên, trong ngành y tế nói chung và trong nha khoa nói riêng, lượng tia X dùng để chụp X-quang là rất nhỏ và hoàn toàn được kiểm soát.

Do đó, chụp X-quang trong y tế không nguy hiểm đến sức khỏe. Khi chụp, bệnh nhân luôn được bảo vệ kỹ càng bởi ba yếu tố: cường độ chụp tháp, phim tốc độ cao giúp hạn chế tối thiểu sự nhiễm tia, và thời gian chụp phim ngắn. Ngoài ra đầu đèn của máy chụp chỉ nhắm vào vùng cần chụp đối với nha khoa là răng.

Phòng chụp phim x-quang cũng được bảo vệ với áo chì, và vách chì giúp hấp thu tối đa các tia tán xạ. Các nhân viên hướng dẫn trong phòng chụp cũng đều được huấn luyện kỹ càng về các thao tác cũng như kỹ thuật.

Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tia X, bằng cách chọn chụp X-quang bằng máy X-quang kỹ thuật số và không nên chụp X-quang quá thường xuyên. Vì chụp x-quang bằng kỹ thuật số sẽ sử dụng máy cảm biến điện tử thay vì sử dụng phim X-quang. Hình ảnh sau khi chụp được lưu giữ trong máy tính và có thể được theo dõi ảnh qua màn hình máy tính. Cách này sử dụng ít tia bức xạ để chụp ảnh kỹ thuật số hơn chụp X-quang nha khoa truyền thống.

Chụp X quang răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không
Bệnh nhân được bảo vệ kỹ càng khi chụp do đó chụp x quang răng không hề bị ảnh hưởng đến sức khỏe

4. Đối với thai phụ và trẻ em

Trước khi chụp X-quang, hãy thông báo với bác sĩ nếu đang mang thai. Chụp X-quang nha khoa chỉ thực hiện ở vùng miệng, tuy nhiên nếu đang mang thai, chụp X-quang nha khoa có thể sẽ được trì hoãn để tia bức xạ không tiếp xúc thai nhi, đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nếu chụp X-quang nha khoa cần phải được thực hiện, khi đó nhân viên sẽ giúp bạn với những thiết bị bảo vệ thai nhi ví dụ như: áo chì, yếm chì, ...

Trẻ em đôi khi cũng cần được chỉ định chụp X-quang răng để kiểm tra quá trình mọc răng của trẻ, tránh các lệch lạc như: răng mọc lệch, phát hiện sớm các lỗ sâu răng, ... Để đảm bảo an toàn, trẻ em cũng cần được đeo các dụng cụ bảo vệ bằng chì khi chụp X-quang nha khoa.

5. Khi nào nên đi chụp x-quang răng?

Đối với những người không bị sâu răng hoặc không có nguy cơ có những lỗ sâu thì cũng nên chụp x-quang nha khoa để có thể phát hiện bệnh kịp thời

  • Người lớn nên thực hiện chụp X-quang cánh cắn 2 – 3 năm một lần;
  • Thiếu niên nên thực hiện chụp X-quang cánh cắn 1.5 – 3 năm một lần;
  • Trẻ em nên thực hiện chụp X-quang cánh cắn 1 – 2 năm một lần.

Đối với những người bị sâu răng hoặc có nguy cơ có những lỗ sâu nên thực hiện chụp x-quang:

  • Người lớn nên thực hiện chụp X-quang cánh cắn 6 tháng – 1.5 năm một lần;
  • Trẻ em nên thực hiện chụp X-quang cánh cắn 6 tháng – 12 tháng một lần.
Khám răng
Bảo vệ hàm răng chắc khỏe nên thăm khám răng miệng định kỳ

Đối với trẻ em từ 5-6 tuổi đã bắt đầu có mầm răng vĩnh viễn và thường được khuyến nghị nên chụp X – quang răng để dự báo các dị tật cấu trúc răng, đồng thời có các biện pháp chỉnh nha phù hợp. Nói một cách khác, chụp X – quang nha khoa là phương pháp thiết yếu trong việc điều trị chỉnh nha và dự phòng ở trẻ.

Tóm lại, chụp x-quang răng có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh răng miệng đối với cả người lớn và trẻ em.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói dịch vụ về nha khoa, được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu cả nước, không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn giàu về kinh nghiệm; cùng với hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất tiên tiến hiện đại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan