Phát hiện những triệu chứng sớm của suy tim


Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi PGS, TS, BSCK II Chu Hoàng Vân, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bị suy tim là tình trạng bệnh lý khi tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Những người bị suy tim cấp độ 4 hay suy tim giai đoạn cuối sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính và mạn tính.

Mặc dù suy tim là chặng đường cuối của các bệnh lý tim mạch nhưng có một số trường hợp nếu được phát hiện sớm triệu chứng suy tim và điều trị đúng cách có thể khỏi hoàn toàn. Nếu nguyên nhân suy tim do hẹp hở van tim nếu điều trị thay van tim sớm người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn hay trong bệnh lý tim bẩm sinh nếu được phẫu thuật sớm...

Các trường hợp bị suy tim do bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cơ tim... bệnh sẽ khó khỏi hoàn toàn khi đã có sự thay đổi cấu trúc tim.

Nếu cơ thể có những dấu hiệu dưới đây, hãy lưu ý vì đó có thể là những triệu chứng suy tim lâm sàng:

  • Xuất hiện các cơn khó thở cấp tính xuất hiện
  • Ran rõ ở hai bên thùy phổi
  • Áp lực tĩnh mạch cảnh tăng
  • Da xanh nhợt nhạt
  • Việc vận động thể lực bị hạn chế
  • Hai chi dưới phù, trắng mềm, khi ấn vào bị lõm
  • Tăng cân

Ngoài ra, triệu chứng suy tim còn có thể được phát hiện qua các kết quả xét nghiệm. Những xét nghiệm dưới đây cho phép phát hiện triệu chứng suy tim cận lâm sàng:

  • Hình ảnh tim to khi quan sát kết quả chụp X-quang
  • Ure và creatinin tăng là các biểu hiện suy thận gián tiếp có thể xảy ra do suy tim

Để kiểm soát bị suy tim và hạn chế nguy cơ chuyển biến thành suy tim giai đoạn cuối, mọi người cần phải:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Nên ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại thịt có màu đỏ, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật. Không nên ăn thức ăn mặn, mỡ động vật, thực phẩm đã qua tinh chế hay chế biến sẵn. Bỏ rượu, các đồ uống có chất kích thích như chè, cà phê, bỏ thuốc lá.
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt: Tập thể dục đều đặn thói tập thể dục sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông. Tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe, có thể chọn các môn tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe...Người bệnh suy tim giai đoạn cuối nên vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi không vận động quá sức.
  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim, thuốc giãn mạch, thuốc chống đông máu...
  • Điều trị can thiệp và phẫu thuật tim mạch: Khi tình trạng bị suy tim nặng lên, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc phẫu thuật ghép tim là bước cuối cùng trong điều trị suy tim.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

729 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan