Thúc đẩy công nhận tự kỷ là một loại khuyết tật

Đó là mong muốn của GS.TS Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City – Chủ tịch danh dự CLB Tự kỷ Hà Nội tại H ội thảo “ C ác vấn đề khó khăn của trẻ tự kỉ và các biện pháp can thiệp ” nhân “ Ngày nhận biết tự kỉ tại Việt N am” lần thứ 1 diễn ra giữa tháng 3.2016 vừa qua tại Hà Nội . GS Liêm cho biết:

“Trước khi hội thảo diễn ra, trong chương trình đã có những tiết mục văn nghệ của các bé tự kỷ biểu diễn. Với các nhỏ mắc căn bệnh này, ngay cả việc phát âm cho chuẩn cũng đã là một thách thức không nhỏ. Các cháu đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

Tỉ lệ trẻ bị tự kỷ đang có chiều hướng gia tăng. Cách đây 20 năm, thống kê tại Mỹ cho thấy tỉ lệ trẻ tự kỷ là 1/1.000 - tức là cứ 1.000 trẻ ở Mỹ có 1 trẻ tự kỷ. Năm 2014, tỉ lệ này tăng lên là 15/1.000. Báo cáo cập nhật tại hội thảo tháng 3/2016 của các bác sĩ Mỹ cho thấy tỉ lệ đã tăng lên 1/65. Tỉ lệ trẻ tự kỷ tại Hàn Quốc là 1/56.

Mong muốn tìm ra phương pháp chữa trị hữu hiệu bệnh tự kỷ, GS Nguyễn Thanh Liêm cùng các đồng nghiệp tại Vinmec

đang nghiên cứu ghép tế bào gốc điều trị căn bệnh này.

Ấn Độ và Trung Quốc đã thực hiện ghép tế bào gốc điều trị tự kỷ và công bố kết quả. Trung Quốc công bố 70% trường hợp là thành công. Ở Mỹ cũng đã làm nhưng chưa công bố kết quả chính thức. Từ năm 2014, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã nghiên cứu ứng dụng ghép tế bào gốc điều trị tự kỷ. Theo GS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên nhân của bệnh tự kỷ hiện tại chưa được kết luận. Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng, ở trẻ tự kỷ có những vùng não mà chức năng của đứa trẻ tự kỷ không liên kết được với nhau. Vì thế sử dụng tế bào gốc sẽ giúp liên kết các chức năng của não bộ vốn đang có những khiếm khuyết ở trẻ tự kỷ.

Trong 2 ngày 14-15.4, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, GS Nguyễn Thanh Liêm sẽ có chương trình thăm khám và phẫu thuật bệnh nhân. GS sẽ tư vấn cho các bệnh nhân đã ghép tế bào gốc hoặc có nguyện vọng ghép tế bào gốc chữa các bệnh bại não, tự kỷ xơ gan, teo đường mật bẩm sinh, thoái hóa khớp, chấn thương cột sống, phổi tắc nghẽn mãn tính và đa u tủy...Tại chương trình thăm khám bệnh này, các trường hợp trẻ mắc các dị tật bẩm sinh tiết niệu, tiêu hóa, lồng ngực, sinh dục phức tạp... cũng sẽ được GS Liêm thăm khám.

Quý khách hàng có nhu cầu được thăm khám, tư vấn với GS Liêm, xin vui lòng đặt hẹn theo số ĐT 08 3622 1166.

Địa chỉ: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

208 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Tel: (+84) 8 3622 1166 Fax: (+84) 8 3622 1177

Website: http://vinmec.com

<?> Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, GS là người đã trực tiếp thăm khám và điều trị nhiều trẻ tự kỷ. Thực tế trẻ tự kỷ ở Việt Nam ra sao, thưa GS?

Nếu ở Việt Nam, lấy con số tỉ lệ trẻ mắc tự kỷ trung bình là 1% thì trên cả nước cũng có khoảng 500 nghìn trẻ mắc căn bệnh này. Điều đó đồng nghĩa, cũng có nửa triệu gia đình đang hằng ngày đối diện với những khó khăn, thách thức trong nuôi dạy trẻ tự kỷ. Đó là con số không nhỏ. Không chỉ các cháu thiệt thòi rất lớn mà các gia đình cũng gặp vô vàn khó khăn về tinh thần và gánh nặng tài chính. Tuy nhiên, các gia đình còn nhận được rất ít sự quan tâm giúp đỡ của xã hội. Hiện Việt Nam chưa có một chương trình quốc gia về chăm sóc trẻ tự kỷ. Với trẻ tự kỷ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Tuy nhiên, còn quá ít các tỉnh/ TP có các trung tâm giáo dục can thiệp cho trẻ tự kỷ. Số cán bộ tâm lí/giáo dục đặc biệt được đào tạo bài bản về lĩnh vực này còn quá ít. Điều đáng buồn hơn là cho đến nay trẻ em bị tự kỷ vẫn chưa được công nhận là trẻ khuyết tật nên không được hưởng các chính sách/chế độ dành cho trẻ khuyết tật, mặc dù đây là một khuyết tật rất nặng nề về phát triển tâm thần kinh. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nhận thức trong cộng đồng về khuyết tật này còn hạn chế. Vì thế, không ít trẻ tự kỷ và các bà mẹ các cháu bị phân biệt đối xử, thậm chí ngược đãi.

<?> Thưa GS, vì sao nên xếp tự kỷ là một dạng khuyết tật?

Theo tôi, bệnh tự kỷ có thể xếp vào 1 trong 3 nhóm dị tật sau:

  1. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. Ví dụ khi bố mẹ gọi, vùng nhận thức của trẻ có đáp ứng, trẻ mừng. Nhưng để phản xạ lại, trẻ phải nói được, trong khi đó vùng phát âm không kết nối được nhận thức nên trẻ không thể nói. Khi định làm điều gì, trẻ không thực hiện được, những bức xúc ngày càng tích tụ, không giải tỏa được. Từ đó dẫn đến trẻ quá kích, hành hạ bản thân, thậm chí lấy dao rạch người, đập đầu vào tường.
  2. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
  3. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Vì thế, tôi rất mong Bộ LĐTB & XH sẽ sớm nghiên cứu ban hành văn bản công nhận tự kỉ vào 1 trong 3 nhóm dị tật trên. Đó sẽ là những bước đầu giúp giảm bớt khó khăn cho các cháu và gia đình; khởi động một tiến trình giúp trẻ hòa nhập.

Xin cảm ơn ông!

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

737 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan