Tập chức năng chi trên bằng phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học là một liệu pháp cung cấp thông tin sinh học trong từng thời điểm giúp bệnh nhân có thể tự kiểm soát cơ thể, cải thiện tình trạng sức khỏe. Liệu pháp phản hồi sinh học cũng được áp dụng trong tập chức năng chi trên.

1. Phản hồi sinh học là gì?

Phản hồi sinh học là một phương pháp dùng trong điều trị hành vi con người, cơ chế hoạt động của liệu pháp này là sử dụng kỹ thuật “điều phối quan sát”, qua đó sẽ giúp bệnh nhân đạt được một hành vi mới.

Khi quá trình học tập này được lặp lại nhiều lần với cơ chế phản hồi ngay lập tức thì khả năng hoàn thiện hành vi của người bệnh cũng sẽ tăng lên gấp vài lần.

Đây cũng là một kỹ thuật giúp cung cấp các thông tin sinh học cho người bệnh trong từng thời điểm. Các thông số này được hiển thị chi tiết cung cấp nhiều thông tin .

Trong quá trình thực hiện liệu pháp phản hồi sinh học, bệnh nhân sẽ được kết nối với cảm biến điện, hệ thống sẽ giúp thu thập thông tin của cơ thể. Phản hồi này sẽ thực hiện những thay đổi trong cơ thể như giúp thư giãn một số cơ bắp, giúp giảm đau. Ngoài ra liệu pháp cũng giúp cung cấp khả năng thực hiện những cách mới để người bệnh tự kiểm soát cơ thể, thường nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe hoặc vận động.

Phản hồi sinh học (Biofeedback)
Phản hồi sinh học là một liệu pháp cung cấp thông tin sinh học giúp bệnh nhân kiểm soát cơ thể

2. Máy phản hồi sinh học sử dụng khi nào?

Máy phản hồi sinh học được sử dụng trong các trường hợp:

Phản hồi các thông số đo lường liên quan như nhịp tim, ...

Chuyển thể các phản hồi biến đo lường liên quan tới sự chuyển hoạt động cơ thành dấu hiệu âm thanh, một hiển thị nhìn thấy được hay phương pháp phản hồi sờ được.

Trong quá trình thực hiện liệu pháp phản hồi sinh học, người bệnh được kết nối với các cảm biến điện (điện cực) để đo lường quá trình này thông qua da, giúp thu thập thông tin về cơ thể. Các thông tin này sẽ hiển thị đầy đủ hết trên màn hình.

Việc sử dụng máy phản hồi sinh học giúp phục hồi chức năng chi trên đạt hiệu quả cao

Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng khớp khuỷu tay
Phục hồi chức năng chi trên bằng máy phản hồi sinh học đem lại hiệu quả cao

3. Tập chức năng chi trên bằng phản hồi sinh học

3.1 Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng
  • Điều dưỡng viên hỗ trợ

3.2 Chuẩn bị

  • Máy phản hồi sinh học điện cơ đồ
  • Ghế ngồi, các đai buộc , kết nối với máy tính
  • Huyết áp kế, ống nghe

3.3 Trước khi tiến hành

  • Bệnh nhân được giải thích về kỹ thuật, mục đích thực hiện
  • Bệnh nhân nên mặc áo dài tay để tránh gây xước ra trong quá trình thực hiện
  • Kiểm tra huyết áp, mạch.

3.4 Tiến hành

  • Khởi động máy, kết nối với máy tính.
  • Đặt thông số theo chỉ định.
  • Ấn nút bắt đầu quy trình.
  • Kết thúc quy trình.
  • Hết thời gian : dừng máy, tháo dây, cực, đưa người bệnh ra khỏi hệ thống.
  • Tắt điện nguồn.
  • Thời gian thực hiện từ 20 - 30 phút/ngày. Liệu trình tập luyện phục hồi chức năng tay thực hiện nhiều ngày cho đến khi đạt được mục tiêu.

Lưu ý:

Trong quá trình bệnh nhân tập chức năng chi trên bằng phản hồi sinh học, cần theo dõi tình trạng, quá trình phục hồi của bệnh nhân trên máy để kịp thời xử lý.

Trong quá trình thực hiện liệu pháp, bệnh nhân có thể đau tại vùng đặt cực do tiếp xúc cực, dừng máy, kiểm tra vùng bị xây xước, kiểm tra, điều chỉnh lại thông số kỹ thuật khi bệnh nhân hết đau, tiếp tục thực hành.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

94 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec