Tác hại của tia cực tím (tia UV) tới mắt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tia UV hay còn gọi là tia cực tím/tia tử ngoại là một loại tia do mặt trời phát ra. Tia ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, tia có tác dụng tổng hợp vitamin D nhưng khi được tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài, tia sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể nhất là mắt.

1. Tia cực tím là gì?

Tia cực tím hay còn gọi là tia tử ngoại là tia do mặt trời phát ra có tia có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy được và dài hơn so với tia X, bước sóng của tia UV từ 10nm đến 380nm. Liên quan đến sức khỏe của con người và dựa vào bước sóng tia UV được chia làm 3 loại:

  • UVA: Bước sóng từ 380 đến 315 nm
  • UVB: Bước sóng từ 315 đến 280 nm: Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (sắc tố da) làm cho da đen và sạm đi.
  • UVC: Bước sóng <280nm: sóng ngắn có tính tiệt trùng.

Ngoài tia cực tím do mặt trời phát ra còn có các tia cực tím nhân tạo như tia cực tím từ máy hàn phát ra, từ các thiết bị như máy tính, điện thoại, tivi.

2. Tác hại của tia UV đối với mắt

  • UVC: khả năng gây tổn hại cho mắt nhưng nhờ có tầng ozone mà tia được giữ lại. Nhưng ngày này do nhiều tác động, tầng ozone đang mỏng dần có những nơi tia UVC có thể xuyên qua và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  • UVB: Tia UVB bị giác mạc hấp thu gần hết. Dù vậy, UVB vẫn gây các bệnh về giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết mạc, mộng.
  • UVA: Do đi xuyên qua được tầng ozon nên lượng bức xạ tia tử ngoại là có nhiều nhất chiếm 97%. UVA xuyên qua được giác mạc, đi vào thủy tinh thể, võng mạc, nếu phơi sáng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa hoàng điểm hay đục thủy tinh thể.

Các tia tử ngoại nhân tạo do lượng thời gian chiếu vào mắt và khoảng cách từ các thiết bị điện tử ngắn nên tác động đến mắt gấp nhiều lần so với tia tử ngoại mặt trời. Các ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử sẽ gây ra các triệu chứng nhức mắt, khô mắt, các tật về mắt hoặc thoái hóa hoàng điểm (bệnh lý có nguy cơ gây mù lòa cao).

Tác hại của tia cực tím (tia UV) tới mắt
Tia UV gây hỏng mắt

3. Biện pháp bảo vệ mắt khỏi tia tử ngoại

  • Sử dụng các phụ kiện có tác dụng tránh tia tử ngoại như mũ rộng vành, đeo kính râm. Chú ý nên sử dụng quanh năm vì tia UV có quang năm không phải chỉ có vào mùa hè và những ngày nắng. Nên chọn những loại kính râm tốt, có tác dụng tránh được tia UV, nếu không các bệnh về mắt sẽ còn nặng lên. Chọn kính sát vào 2 bên của mắt để tránh tia tử ngoại bức xạ vào qua phần bên của mắt.
  • Hạn chế ra đường ở những khung giờ có bức xạ tia UV cao, chỉ ra ngoài khi thật cần thiết.
  • Hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh như tivi, điện thoại, máy tính,...
  • Ăn nhiều các thực phẩm chứa chất dinh dưỡng tốt cho mắt.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt để phòng ngừa các bệnh về mắt

Ngày nay khi công nghệ ngày càng hiện đại, tình trạng ô nhiễm môi trường càng tăng càng làm cho lớp ozone bảo vệ trái đất ngày càng mỏng đi. Từ đó lượng UV phát ra từ mặt trời ngày càng nhiều và ảnh hưởng tiêu cực hơn đến sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại cũng là nguồn phát ra ánh sáng xanh gây ảnh hưởng xấu đến mắt của bạn. Khi bạn thấy có các bất thường tại mắt cần đến các cơ sở chuyên khoa về mắt để được khám và điều trị sớm.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng có kinh nghiệm 13 năm là bác sĩ điều trị bệnh về mắt tại Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Mắt tại Phòng khám Liên Chuyên khoa Khoa Khám bệnh - Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

34.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan