Vì sao miệng sạch sẽ mà hơi thở vẫn có mùi hôi?

Bác sĩ Đặng Tiến Đạt, Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết hơi thở có mùi xảy ra khi những vi khuẩn tự nhiên ở trong khoang miệng phá vỡ các hạt thức ăn tồn tại giữa răng và dọc theo đường nướu, đặc biệt là trên lưỡi. Quá trình này xảy ra sẽ giải phóng một loạt hợp chất có mùi hôi ở miệng.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đặng Tiến Đạt, Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

1. Nguyên nhân miệng có mùi hôi dù đã vệ sinh sạch sẽ

Nếu bạn vệ sinh miệng không sạch sẽ, thì việc miệng có mùi hôi là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi bạn đã vệ sinh sạch sẽ rồi mà miệng vẫn nặng mùi, thì nguyên nhân là gì?

Bác sĩ Đặng Tiến Đạt cho biết có tới 16 lý do khác nhau gây ra tình trạng này.

  • Hơi thở có mùi sau khi ngủ dậy vào buổi sáng
  • Hơi thở có mùi khi thở bằng miệng
  • Ăn các loại thực phẩm có mùi
  • Bị viêm họng
  • Nhịn đói cũng có thể gây hôi miệng
  • Hút thuốc lá
  • Một số loại thuốc gây khô miệng
  • Bị nghẹt mũi cũng có thể gây hôi miệng
  • Ăn kiêng
  • Bị sâu răng
  • Niềng răng và các thiết bị cố định răng
  • Uống rượu
  • Lượng đường trong máu cao
  • Hội chứng Sjogren
  • Nhiễm ký sinh trùng, giun sán

Với các nguyên nhân này, thì dù bạn có vệ sinh răng miệng sạch sẽ đến đâu vẫn có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu. Trong các tình huống này, bạn phải làm gì?

Vì sao miệng có mùi hôi khi đã vệ sinh sạch sẽ?
Vì sao miệng có mùi hôi khi đã vệ sinh sạch sẽ?

2. Làm gì khi hơi thở có mùi hôi?

Bác sĩ Đặng Tiến Đạt khuyến cáo bạn nên làm những việc sau để hạn chế vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng, giúp giảm mùi hôi miệng:

Đánh răng 2 lần/ngày và ít nhất 2 phút/lần. Sau mỗi bữa ăn, có thể chờ ít nhất khoảng 30 phút để đánh răng. Nếu đánh răng ngay sau khi ăn, axit có thể tấn công men răng khiến men răng dễ bị tổn thương. Khi đánh răng, nên nhớ chải lưỡi cho sạch, vì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn ẩn trong nước bọt;

  • Thay bàn chải khoảng 3 tháng/lần
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa flour
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
  • Sử dụng nước súc miệng để hơi thở có mùi dễ chịu;
  • Hạn chế uống cà phê, hút thuốc, sử dụng các đồ uống có chứa cồn
  • Uống nhiều nước để kích thích tiết nước bọt.

Nếu hơi thở có mùi kéo dài thì bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn, vì có thể bạn bị các bệnh về răng miệng hoặc vấn đề sức khỏe.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hơi thở có mùi và cũng là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn. Vì thế nếu tình trạng hôi miệng kéo dài bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

60.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan