U mềm lây: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

U mềm lây là một bệnh ngoài da, người mắc bị viêm da do virut, biểu hiện bằng các thương tổn da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở vùng trung tâm. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày.

1. U mềm lây là gì?

U mềm lây là bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn trong nhóm Poxvirus. Khi mắc bệnh, vùng da sẽ xuất hiện dạng cục u trên bề mặt có màu đỏ hoặc màu trắng sáp. U mềm lây không gây đau đớn cho người mắc, tuy nhiên chúng có thể gây mưng mủ, u mềm lây có thể tự mất đi sau khoảng vài tháng.

U mềm lây có thể lây bệnh. Người nhiễm HIV/AIDS thường bị u mềm lây, những người tiếp xúc trực tiếp với vùng da người mắc u mềm lây cũng bị lây.

Nếu vùng da bị nổi u mềm lây là ở vùng cơ quan sinh dục thì u mềm lây được xếp vào loại bệnh lây qua đường tình dục (u mềm lây sinh dục).

Các loại nhiễm trùng cơ hội dễ gặp ở người bệnh HIV/AIDS
Người nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ cao bị u mềm lây

2. Nguyên nhân gây u mềm lây

U mềm lây gây ra do một loại virus thuộc trong nhóm Poxvirus. Virus này lây lan dễ dàng qua việc tiếp xúc trực tiếp như chạm vào da – vùng bị mọc mụn hoặc đồ vật bị nhiễm virus như quần áo, khăn, tắm chung bê tắm, khăn chung, dụng cụ tập thể dục,... của người bệnh.

Ngoài ra, virus này cũng có thể lây truyền qua đường tình dục nếu không có các biện pháp quan hệ tình dục an toàn.

Ngoài ra các những trường hợp mắc bệnh còn lại là những người có hệ miễn dịch yếu, chứng viêm da dị ứng do di truyền hoặc đang mắc bệnh truyền nhiễm khác.

3. Triệu chứng u mềm lây

Khi bị u mềm lây, sẽ xuất hiện những u thịt nhỏ trên những vùng da bị lây như vùng mặt, mí mắt, nách và đùi. Điều đặc biệt, u mềm lây không xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Những u mềm lây thịt này không gây ngứa, đau, hoặc sưng tấy. Các khối u có kích thước nhỏ hơn 0,5cm, có dạng hình tròn đi kèm theo một vết lõm ở giữa và có dịch màu trắng sáp chứa virus gây bệnh. Nếu u này bị vỡ ra trong quá trình tiếp xúc, làm dịch trắng sáp chảy ra sẽ khiến virus lan sang các vùng da lân cận và phát tán ra môi trường bên ngoài. Vì vậy, bệnh có thể lây sang những người xung quanh gây nguy cơ mắc bệnh.

Một số thương tổn liên kết với nhau thành một mảng. Phân bố tổn thương da. Ở trẻ chủ yếu mụn mọc ở thân và chân, ở người lớn thường gặp ở vùng bụng dưới, phía trong đùi, xương mu, sinh dục. Còn có thể thấy ở miệng, lưỡi.

Nếu u mềm xuất hiện ở khu vực mí mắt, vi khuẩn sẽ lây vào mắt làm người mắc có triệu chứng đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ
U mềm lây có thể lan vào mắt gây ra triệu chứng đau mắt đỏ

4. Điều trị u mềm lây

Hiện nay để điều trị u mềm lây có nhiều phương pháp khác nhau. Mục đích chung của nhiều phương pháp điều trị u mềm lây khác nhau là phá hủy tổn thương. Các thuốc dùng điều trị chủ yếu là các thuốc gây bào mòn. Việc sử dụng các thuốc gây bào mòn có thể gây phù nề, mềm lớp sừng của thượng bì, sau đó là bong vảy.

Thuốc bôi ngoài da là phương pháp điều trị nốt u mềm đơn giản lại hiệu quả. Tuy nhiên tùy vào mức độ nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ cho chỉ định khác nhau. Một số sản phẩm thuốc bôi ngoài da điều trị nốt u mềm lây như:

  • Sử dụng cantharidin 0,7% để bôi lên các nốt u. Nhưng thuốc không được sử dụng ở các nốt u mềm lây mọc trên mặt.
  • Dùng kem imiquimod, gel hoặc kem tretinoin 0,025% hoặc 0,01% bôi vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Axit trichloroacetic dùng để lột vùng thương tổn 2 tuần/1 lần. Thuốc thường chỉ cho người có sức đề kháng tốt và người bệnh có thương tổn đã lan rộng.

Một số phương pháp kháp điều trị u mềm lây ngoài bôi thuốc phổ biến hiện nay:

  • Áp lạnh với nitơ: Đây là phương pháp sử dụng nitơ lỏng với nhiệt độ cực thấp để chữa các nốt u mềm lây trên da. Phương pháp này được áp dụng nhiều do tính an toàn và mang lại hiệu quả cao.
  • Nạo bằng curret: Trước khi nạo để lấy các u mềm, bác sĩ sẽ làm tê các vùng thương tổn và tiến hành nạo.
  • Trong một số trường hợp khác có thể dùng phương pháp laser.
Thuốc bôi
Bôi thuốc là biện pháp phổ biến nhất để điều trị u mềm lây

Ngoài ra người bị u mềm lây cần chú ý trong quá trình điều trị để nhanh chóng khỏi bệnh, đồng thời tránh nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh:

  • Đi tới các trung tâm cơ sở y tế khám chữa bệnh y tế để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị
  • Không cào gãi, hoặc dùng vật đâm chích các nốt u khiến u mềm lây bị vỡ ra và lây lan virus
  • Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ da liễu trong thời gian điều trị
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với da của người khác
  • Sử dụng riêng vật dụng cá nhân khi mắc bệnh để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Băng vùng da bị mọc u mềm lây bằng gạc y tế để tránh virus lây lan ra môi trường.
  • Không đến những nơi công cộng, đông người như hồ bơi, phòng tắm hơi,... để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

120.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan