Triệu chứng cảnh báo bất thường về cholesterol

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Dương - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tăng mỡ máu hay cholesterol diễn biến lặng thầm trong thời gian dài và thường không gây ra triệu chứng gì đặc biệt cho đến khi người bệnh gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

1. Triệu chứng cảnh báo bất thường về cholesterol

Mức mỡ máu cao thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng có thể gia tăng nguy cơ các bệnh lý có triệu chứng cụ thể như đau thắt ngực do bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, các vấn đề của hệ tuần hoàn, cũng như:

  • Khối hoặc tổn thương da mềm màu vàng, được gọi là xanthoma (u vàng), có thể là dấu hiệu khuynh hướng di truyền về các vấn đề liên quan đến cholesterol.
  • Nhiều người bệnh béo phì hay tiểu đường cũng có mức cholesterol cao
  • Ở nam giới, chứng rối loạn cương dương có thể do các động mạch bị ảnh hưởng do mỡ máu cao vượt mức.

Người bệnh được khuyến cáo đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi gặp phải các vấn đề như:

  • Phát hiện khối hoặc tổn thương da mềm màu vàng trên cơ thể bản thân hoặc các cháu nhỏ, và nên xét nghiệm kiểm tra mỡ máu.
  • Gặp phải các triệu chứng của bệnh tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch ở các mạch máu khác, như đau ngực trái, tức hoặc căng ngực, chóng mặt, đi lảo đảo, nói lắp, đau cẳng chân. Bất kỳ triệu chứng nào được nhắc trên đây đều có thể liên quan đến mỡ máu cao, và người bệnh cần hỗ trợ y tế ngay lập tức.
Tiểu đường là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến nhất ở người cao tuổi
Người mắc bệnh tiểu đường có mức cholesterol cao

Xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất để đánh giá lượng cholesterol. Bác sĩ có thể đề nghị bạn xét nghiệm mỡ máu thường xuyên hơn, khi trong gia đình bạn có người gặp vấn đề với mỡ máu, và/ hoặc các yếu tố nguy cơ sau:

  • Bạn có huyết áp cao
  • Bạn thừa cân
  • Bạn hút thuốc.

2. Mỡ máu cao là như thế nào?

Cholesterol là một chất sáp, giống như chất béo mà gan của chúng ta tạo ra. Nó rất quan trọng cho sự hình thành màng tế bào, vitamin D và một số hóc môn. Cholesterol không tan trong nước, do đó nó không thể tự di chuyển trong cơ thể.

Các hạt được gọi là lipoprotein giúp vận chuyển cholesterol trong máu. Có hai dạng lipoprotein chính, bao gồm:

  • Lipoprotein mật độ thấp (LDL), còn được gọi là "cholesterol xấu", có thể tích tụ trong động mạch và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như đau tim hoặc đột quỵ.
  • Lipoprotein mật độ cao (HDL), được gọi là "cholesterol tốt", giúp đưa LDL cholesterol về lại gan để loại bỏ

Khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều mỡ, lượng cholesterol LDL trong máu sẽ tăng cao. Nếu lượng LDL quá cao, hay lượng HDL quá thấp, mỡ sẽ đóng thành mảng bám trong mạch máu, làm ngăn trở dòng máu lưu thông qua các động mạch, gây các vấn đề toàn thể nguy hiểm, cụ thể là tim và não, và thậm chí gây tử vong.

3. Các bệnh lý do mỡ máu cao

Chụp mạch vành - tác dụng kép trong chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả hai giới tại Hoa Kỳ

3.1 Bệnh mạch vành

Triệu chứng bệnh lý tim mạch có thể không đồng nhất giữa nam giới và nữ giới. Tuy vậy, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả hai giới tại Hoa Kỳ. Các triệu chứng thường thấy gồm:

  • Đau thắt ngực
  • Buồn nôn
  • Mệt nhiều
  • Khó thở
  • Đau cổ, hàm, bụng trên hay đau lưng
  • Tê hoặc lạnh chi

3.2 Đột quỵ

Mảng bám tích tụ do mỡ máu cao có thể gây nguy cơ nghiêm trọng đến nguồn máu nuôi đến các bộ phận quan trọng của não. Đây là chính là khi đột quỵ xảy ra. Đột quỵ là tình trạng cấp cứu. Quan trọng là phải xử lý tình huống và tìm hỗ trợ y tế thật nhanh. Triệu chứng của đột quỵ gồm:

  • Đột ngột mất cân bằng hay khả năng phối hợp
  • Chóng mặt đột ngột
  • Lệch một bên mặt (mí mắt và khoé miệng một bên bị rũ xuống)
  • Không di chuyển được, thường ở một bên cơ thể
  • Lú lẫn
  • Nói lắp
  • Tê mặt, tay, chân, đặc biệt ở một bên cơ thể
  • Nhìn mờ, mắt tối sầm lại, nhìn đôi
  • Đau đầu nhiều đột ngột.
Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cần được phục hồi chức năng tim mạch
Nhồi máu cơ tim là tình trạng cấp cứu, tổn thương đến tim có thể không thể vãn hồi, thậm chí gây tử vong

3.3 Nhồi máu cơ tim

Động mạch dẫn máu nuôi tim có thể dần dần hẹp lại do mảng bám tích tụ. Quá trình này được gọi là xơ vữa động mạch, diễn tiến thầm lặng trong thời gian dài mà không có triệu chứng gì. Thậm chí, một mảng nhỏ có thể vỡ ra, gây cục máu đông, làm nghẽn dòng máu lưu thông đến cơ tim và tước đoạt nguồn ô xi và các chất dinh dưỡng nuôi tim. Đây chính là thiếu máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là khi tim bị tổn thương, hoặc một phần của tim chết mòn do thiếu oxy. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cứ mỗi 34 giây lại có một người bị nhồi máu cơ tim tại Mỹ.

Các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim bao gồm:

  • Tức ngực, xiết, căng tức, đau nhức ngực
  • Khó thở
  • Lo âu hoặc cảm giác sắp chết
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng
  • Mệt nhiều

Nhồi máu cơ tim là tình trạng cấp cứu, tổn thương đến tim có thể không thể vãn hồi, thậm chí gây tử vong, nếu người bệnh không được hỗ trợ y tế trong vài giờ sau nhồi máu cơ tim. Điều quan trọng là cần phản ứng nhanh và gọi hỗ trợ y tế nhanh nhất có thể.

3.3 Bệnh lý động mạch ngoại biên

Bệnh lý động mạch ngoại biên xảy ra khi mảng bám tích tụ trên thành động mạch, làm tắc nghẽn dòng máu trong động mạch nuôi thận, cánh tay, dạ dày, chân và bàn chân.

Triệu chứng bệnh lý động mạch ngoại biên sớm gồm:

  • Chuột rút
  • Đau nhức
  • Mệt
  • Đau chân trong khi hoạt động hoặc tập thể dục, được gọi là chứng đau cách hồi
  • Khó chịu ở chân và bàn thân

Khi bệnh lý động mạch ngoại biên tiến triển, các triệu chứng xuất hiện dày đặc hơn và thậm chí xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi. Triệu chứng giai đoạn nặng do giảm lượng máu nuôi gồm:

  • Da chân và bàn chân mỏng, nhợt nhạt, bóng
  • Mô chết do thiếu máu nuôi, còn được gọi là chứng hoại thư
  • Vết loét trên chân và bàn chân không lành hoặc lành rất chậm
  • Đau chân không đỡ khi nghỉ ngơi
  • Nóng rát ngón chân
  • Chuột rút chân
  • Móng chân dày
Đau thắt ngực là triệu chứng của bệnh trái tim tan vỡ
Bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên có nguy cơ bị đau tim cao
  • Ngón chân chuyển màu xanh
  • Lông chân ít mọc
  • Nhiệt độ cẳng hay bàn chân giảm, so với chân còn lại

Bệnh nhân mắc bệnh lý động mạch ngoại biên có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc cắt cụt chi cao hơn.

4. Phương pháp theo dõi lượng mỡ máu

Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để loại trừ các yếu tố nguy cơ, phát hiện bệnh lý sớm và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Đối với mỡ máu, nếu bạn đã có các yếu tố nguy cơ cao như bệnh sử gia đình có người thân mắc cholesterol cao, nhồi máu cơ tim khi tuổi còn trẻ, nhất là bố mẹ hoặc ông bà, thì nên khám thường xuyên hơn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Do mỡ máu cao không gây ra các triệu chứng nào ở các giai đoạn đầu, chúng ta nên chọn lối sống lành mạnh, có chế độ ăn phù hợp, hoạt động thể chất thường xuyên, kiểm tra theo dõi mức mỡ máu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan