Tìm hiểu về kích thước đồng tử và đường kính giác mạc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng quan sát, nhìn, và thu nhận lại hình ảnh, màu sắc của sự vật chuyển vào não để xử lý và lưu trữ. Trong đó, đồng tử và giác mạc là một trong những bộ phận quan trọng để đảm bảo chức năng nhìn.

1. Cấu tạo của mắt

Mắt là một cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát và thu nhận lại hình ảnh, màu sắc của sự vật để chuyển vào não xử lý và lưu trữ.

Cấu tạo bên ngoài của mắt bao gồm: mi mắt, lông mày, lông mi, tròng đen và tròng trắng. Ngoài ra, đồng tử, giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc là những bộ phận cấu tạo bên trong của mắt.

2. Kích thước đồng tử

Đồng tử là một bộ phận trong mắt, là một lỗ nằm ngay chính trung tâm của mống mắt cho phép ánh sáng đi qua và đi đến võng mạc. Đồng tử có màu đen vì ánh sáng đi qua hoặc đã bị hấp thu trực tiếp bởi các mô ở bên trong mắt, hoặc hấp thụ sau khi bị phản xạ khuếch tán bên trong mắt và không thoát ra được qua đồng tử hẹp.

đồng tử
Vị trí của đồng tử trong mắt

Kích thước của đồng tử phụ thuộc vào độ tuổi và ánh sáng. Ở giai đoạn 15 tuổi, đồng tử sẽ có kích thước to nhất khoảng từ 3-8 mm. Sau 25 tuổi, kích thước trung bình của đồng tử sẽ bắt đầu giảm xuống, nhưng không có tỷ lệ cố định.

Trong điều kiện tự nhiên, đồng tử sẽ co bóp nhẹ nhàng. Khi ánh sáng mạnh đồng tử sẽ co lại để ngăn ánh sáng dư thừa không lọt vào mắt và tăng độ sắc nét cho hình ảnh. Lúc này đồng tử vào khoảng 2-4 mm. Lượng ánh sáng đến mắt càng ít thì đồng tử càng mở to và ngược lại.

Sự giãn nở của đồng tử được gọi là giãn đồng tử, thường do một nguyên nhân bất thường, hoặc là phản ứng sinh lý của đồng tử. Nguyên nhân có thể do chấn thương, sử dụng chất kích hoặc bị bệnh. Ngược lại, co đồng tử là sự co thắt của đồng tử. Sự co giãn đồng tử được sử dụng vào kiểm tra chấn thương thân não quan trọng.

Mắt
Kích thước đồng tử có thể thay đổi do ánh sáng

3. Đường kính giác mạc

Giác mạc là một màng trong suốt, không có mạch máu, rất dai và có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Đường kính của giác mạc khoảng 11mm và bán kính độ cong là 7,7 mm. Giác mạc có chiều dày ở vùng trung tâm mỏng hơn so với vùng rìa.

Bán kính cong trước của giác mạc tạo thành lực hội tụ khoảng 48,8D, chiếm 2/3 tổng công suất khúc xạ của nhãn cầu. Giác mạc có 5 lớp tính từ ngoài vào trong bao gồm: lớp biểu mô, màng bowman, nhu mô, màng Descemet và nội mô.

Tóm lại, giác mạc và đồng tử là một trong những bộ phận nằm bán phần trước của mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt trước những tác động của ánh sáng, bụi bẩn,... Sự co giãn, thay đổi kích thước của đồng tử còn phản ánh một nguyên nhân phi sinh lý của cơ thể.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

56K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan