Tìm hiểu các nguyên nhân hôn mê thường gặp trong cấp cứu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Hôn mê là trạng thái bất tỉnh kéo dài, thường là hậu quả từ tai nạn/chấn thương ở đầu hoặc một vấn đề sức khỏe, ví dụ như nhiễm trùng, đột quỵ... Khi rơi vào trạng thái hôn mê, người bệnh sẽ không có phản ứng với kích thích bên ngoài. Người bị hôn mê cần được cấp cứu trước khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng hơn ở não

1. Thế nào là hôn mê?

Hôn mê là khi một người bất tỉnh trong thời gian dài và không phản ứng với các kích thích từ bên ngoài, ngay cả khi chịu tác động lực, ánh sáng, âm thanh... Tuy nhiên, những chức năng tự động khác của cơ thể như thở, tuần hoàn máu... vẫn tiếp tục hoạt động.

Theo Viện nghiên cứu rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia (NINDS), một người hôn mê có thể nhăn mặt, khóc hay cười. Những bệnh nhân bị bất tỉnh sâu có thể có nguy cơ bị ngạt thở, vì vậy bệnh nhân cần được can thiệp y tế để đảm bảo hơi thở của họ.

2. Những nguyên nhân hôn mê phổ biến trong cấp cứu

sử dụng rượu bia
Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia,... cũng có thể gây ra hôn mê

Một người khi càng hôn mê lâu, các nguy cơ về sức khỏe nói chung và não bộ nói riêng sẽ càng tăng cao. Trong đó, tử vong hoặc mất chức năng não là những biến chứng cực đoan nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các rủi ro sức khỏe do tình trạng hôn mê có thể khác nhau. Một số nguyên nhân hôn mê sau đặc biệt thường gặp khi bệnh nhân được đưa vào cấp cứu.

  • Sưng và chảy máu đầu

Các chấn thương đáng kể ở đầu gây chảy máu hoặc sưng trong não có thể khiến chất lỏng não trong não chèn ép lên hộp sọ. Khi áp lực quá lớn, bộ não sẽ đè xuống thân não và khiến Hệ thống kích hoạt dạng lưới (RAS) bất hoạt. Đây là cơ quan giữ cho ý thức của cơ thể tỉnh táo. Do đó, nếu hoạt động tại hệ thống này gặp trở ngại, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng sưng và chảy máu là:

Ở bệnh nhân tiểu đường, nếu lượng đường trong máu tăng quá cao hoặc quá thấp cũng có thể dẫn đến tình trạng hôn mê. Trong hầu hết trường hợp hôn mê do đường máu bất thường, bệnh nhân có thể tỉnh lại nếu như được cấp cứu kịp thời.

  • Sử dụng chất kích thích quá liều

Những người lạm dụng thuốc hoặc rượu/bia/chất kích thích quá liều cũng có thể gây ra hôn mê trong khoảng thời gian không xác định (tùy theo tác nhân). Trường hợp này nếu như không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

  • Đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu lên não bị ngăn chặn/hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn. Đột quỵ rất dễ dẫn đến tử vong hoặc hôn mê sâu đối với những đối tượng may mắn sống sót.

Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm sau khi thay van tim
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân dễ dẫn tới hôn mê sâu
  • Thiếu oxy lên não

Não có thể bị thiếu oxy do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là khi luồng khí đến cơ thể bị chặn đứng: Như nghẹt thở, đuối nước, hạn chế đường thở... sẽ rơi vào trạng thái hôn mê. Ngoài việc hạn chế lưu lượng khí từ bên ngoài, các cơn đau tim cũng có khả năng hạn chế lưu lượng máu và oxy lên não, dẫn đến hôn mê.

  • Do chứng động kinh mãn tính

Các cơn động kinh mãn tính sẽ hạn chế khả năng phục hồi của não nếu như gặp chấn thương. Bệnh nhân có tình trạng co giật càng thường xuyên, thì tình trạng hôn mê của bệnh nhân do chấn thương càng kéo dài.

  • Các chất độc hại

Những chất độc hại với cơ thể (như carbon monoxide [CO]) ở liều lượng đủ lớn có thể gây hôn mê và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung của con người. Nếu như hàm lượng quá cao, các chất này có thể gây tử vong.

  • Tình trạng nhiễm trùng

Một số loại nhiễm trùng trong hệ thống thần kinh trung ương (bao gồm viêm não và viêm màng não, viêm tủy...) sẽ dẫn đến sưng não và có thể gây hôn mê tương tự như cơ chế của các chấn thương vùng đầu.

3. Chẩn đoán hôn mê như thế nào?

Chẩn đoán nguyên nhân hôn mê thường dựa trên tiền sử bệnh, các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm vật lý và quét hình ảnh... để có kết quả chính xác, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

3.1 Tiền sử bệnh

Người nhà của bệnh nhân bị hôn mê sẽ được yêu cầu trả lời một số vấn đề như:

  • Tình trạng hôn mê và triệu chứng bắt đầu chậm hay đột ngột
  • Bệnh nhân có vấn đề về thị lực, có choáng váng, tê liệt hay chóng mặt trước khi hôn mê không
  • Tiền sử về bệnh tiểu đường, động kinh, đột quỵ... và bất kì tình trạng nào khác
  • Các loại thuốc hoặc hóa chất mà bệnh nhân đã sử dụng

3.2 Xét nghiệm vật lý

Đây là một bài kiểm tra phản xạ của người hôn mê, mục đích là để biết cách bệnh nhân phản ứng với các cơn đau và kích thước đồng tử của bệnh nhân. Những xét nghiệm này sẽ tập trung kích hoạt các chuyển động mắt hoặc các phản xạ khác nhau. Tùy theo phản ứng mà nguyên nhân gây ra hôn mê sẽ có sự khác biệt.

3.3 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu trong chẩn đoán hôn mê sẽ được tiến hành nhằm xác định:

  • Công thức máu của bệnh nhân
  • Ngộ độc Carbon Monoxide (nếu có)
  • Sự hiện diện và mức độ của các hóa chất
  • Mức độ chất điện giải của cơ thể
  • Nồng độ glucose
  • Chức năng gan của bệnh nhân
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán các chấn thương bụng kín
Xét nghiệm máu trong chẩn đoán hôn mê sẽ được tiến hành nhằm xác định một số vấn đề như công thức máu, mức độ điện giải,...

3.4 Chọc dò tủy sống

Được thực hiện để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.

3.5 Quét hình ảnh não

Hỗ trợ xác định các tổn thương bất kì trong não:

  • Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp CT não: kiểm tra các tắc nghẽn bất kỳ trong não.
  • Điện não đồ EEG sẽ đo hoạt động điện trong não.

Tình trạng hôn mê có tương đối nhiều nguyên nhân gây ra và mỗi nguyên nhân sẽ để lại các hậu quả cũng như thời gian bất tỉnh khác nhau. Do đó, cần phải nhanh chóng tiến hành xác định nguyên nhân hôn mê, từ đó có biện pháp cấp cứu và can thiệp kịp thời.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan