Tìm hiểu bệnh lý glôcôm nhãn áp không cao

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Tăng nhãn áp thường là một biểu hiện hay gặp của bệnh glocom, tuy nhiên cũng có một trường hợp đặc biệt bệnh glocom nguyên phát nhưng nhãn áp trong giới hạn bình thường. Vì biểu hiện bệnh không rõ ràng nên khó phát hiện, căn bệnh này tuy không gây cao nhãn áp nhưng vẫn có những tổn thương mắt không phục hồi.

1. Bệnh glôcôm nhãn áp không cao là gì?

Bệnh glocom nhãn áp không cao là một loại của glocom góc mở nguyên phát. Trong đó, bệnh nhân biểu hiện nhãn áp không cao, nhưng vẫn có những tổn thương đĩa thị giác và thị trường. Bệnh tuy không gây ra tình trạng tăng nhãn áp nhưng vẫn có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực của người bệnh.

Mặc dù có khả năng gây ra tình trạng mất thị lực không thể phục hồi, nhưng biểu hiện bệnh glôcôm nhãn áp lại thường rất ít. Nếu không được điều trị bệnh sẽ tiến triển nặng lên, thị lực ngày một giảm, cuối cùng dẫn tới mù không thể phục hồi. Bệnh có tiên lượng xấu nếu kèm theo tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc.

Bệnh glocom nhãn áp không cao chưa có cơ chế gây bệnh rõ ràng, tuy nhiên có một số yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Bệnh Glocom nhãn áp không cao đa số các bệnh nhân trên 50 tuổi, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, đặc biệt là những người có bệnh xơ hóa tuổi già thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn..
  • Bệnh hay gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý mạch máu như tăng huyết áp, đái tháo đường, huyết áp thấp vào ban đêm, những hội chứng gây co thắt mạch như hội chứng migraine, hội chứng Raynaud....
  • Yếu tố gia đình: Người ta tìm thấy một số gen liên quan đến bệnh glocom nhãn áp không cao. Vì vậy những người có người trong gia đình mắc bệnh cũng cần chú ý tầm soát trước khi bệnh phát triển.
  • Glocom nhãn áp không cao gặp nhiều ở các nước châu Á, trong khi đó thì người da đen gặp glocom nhãn áp cao nhiều hơn các người da màu khác.

2. Triệu chứng glocom nhãn áp không cao

Thông thường glocom nhãn áp không cao có diễn biến không triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện nhìn mờ nên bệnh hay được phát hiện tình cờ khi khám mắt hoặc khám sức khỏe định kỳ, phát hiện có dấu hiệu lõm teo gai thị rộng trong khi đó, nhãn áp trong giới hạn bình thường.

Tuy nhiên một số trường hợp muộn có tổn thương mắt nặng thì biểu hiện triệu chứng rõ hơn như: Thị lực ngày càng giảm, thị trường thu hẹp, thậm chí là mất thị lực.

3. Làm sao để chẩn đoán bệnh glocom nhãn áp không cao

Tăng nhãn áp, glocom có mổ được không?
Bệnh có ít triệu chứng lâm sàng, thường được phát hiện tình cờ khi khám mắt

3.1 Chẩn đoán xác định

Do diễn biến bệnh rất ít triệu chứng lâm sàng, thậm chí không có biểu hiện triệu chứng gì nên việc phát hiện bệnh thường không đơn giản. Thường được phát hiện tình cờ khi thăm khám mắt. Để chẩn đoán xác định cần tiến dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Sự thay đổi nhãn áp

Ở những bệnh nhân glôcôm nhãn áp không cao thì thấy sự dao động nhãn áp và đỉnh dưới 21mmHg. Cần phải lập biểu đồ theo dõi sự thay đổi nhãn áp trong ngày để chẩn đoán xác định glôcôm nhãn áp không cao. Hiện nay có thể theo dõi nhãn áp theo những giờ nhất định bằng cách dùng nhãn áp kế bút điện tử để theo dõi nhãn áp.

  • Gai thị

Soi đáy mắt thấy tổn hại gai thị với những đặc điểm như khác với bệnh glocom khác như: Lớp viền của thần kinh quanh gai thị mỏng hơn so với glôcôm nhãn áp cao. Lõm gai không quá sâu, lớp lá sàng ít bị đẩy ra phía sau hơn, hay gặp tổn thương viền thần kinh gai thị khu trú ở 1 vị trí và kèm theo lõm gai thị sâu, thay đổi lớp lá sàng tạo thành hố gai thị mắc phải.

  • Khi soi đáy mắt

Thấy các triệu chứng khác kèm theo có giá trị gợi ý glôcôm nhãn áp không cao bao gồm:

  • Teo võng mạc cạnh gai thị (vùng α và vùng β), đây là dấu hiệu hay gặp, dấu hiệu này không đặc hiệu cho glôcôm nhãn áp không cao .
  • Xuất huyết gai thị: Tình trạng này rất hay gặp trong bệnh glôcôm nhãn áp không cao.
  • Tổn hại lớp sợi thần kinh khu trú ở 1 vị trí nào đó hay gặp hơn là tổn hại toàn bộ chu vi gai thị.
  • Soi góc tiền phòng

Thấy các góc tiền phòng mở rộng.

  • Các xét nghiệm cận lâm sàng

Chiều dày giác mạc trung tâm được coi như là 1 yếu tố để đánh giá nhãn áp. Trong glôcôm nhãn áp không cao thì chiều dày giác mạc trung tâm mỏng hơn bình thường, do đó nhãn áp thường thấp hơn so với nhãn áp thực tế.

Xét nghiệm tìm yếu tố nguy cơ bệnh: Cần theo dõi huyết áp 24 giờ, với những người có rối loạn mạch cần kết hợp siêu âm mạch.

Chụp scanner hoặc chụp cộng hưởng từ não được chỉ định nếu không có sự tương xứng giữa tổn hại thị lực, thị trường và gai thị.

3.2 Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt với một số bệnh lý như:

  • Bệnh glocom nhãn áp cao đã được điều trị: Bệnh nhẫn đã sử dụng các thuốc có tác dụng hạ nhãn áp như thuốc ức chế β, ức chế men chuyển...
  • Glocom nhãn áp thay đổi: Đây là bệnh glocom góc mở do sự dao động lớn của nhãn áp. Khi đo vào lúc nhãn áp thấp dễ lầm tưởng với bệnh glocom nhãn áp không cao. Lập biểu đồ nhãn áo trong ngày để xác định chẩn đoán.
  • Glocom nhãn áp cao mà đã được điều trị ổn định trước đó.
  • Tổn hại do đường thị giác do chèn ép: Thấy gai thì bị bạc màu, thể hiện tình trạng teo gai thị.
  • Bệnh thị thần kinh thiếu máu: Thấy lõm teo gai thị giống như trong bệnh glocom, trường hợp này thị trường ổn định, không tiến triển.

4. Cần làm gì khi mắc bệnh glocom nhãn áp không cao?

Thuốc Avodart chữa phì đại tiền liệt tuyến
Điều trị glocom nhãn áp không cao chủ yếu là dùng thuốc
  • Cần điều trị để đạt được nhãn áp đích: Nhãn áp đích là nhãn áp được đặt ra mà khi vượt quá mức nhãn áp này sẽ gây ra tổn hại thần kinh thị và chức năng thị giác. Dùng các thuốc hạ nhãn áp để đưa nhãn áp về nhãn áp đích, chú ý mức độ hạ nhãn áp tối thiểu 30% áp nhãn áp của bệnh nhân.
  • Xác định và kiểm soát những yếu tố nguy cơ mắc phải như:
  • Huyết áp cao: Cần kiểm soát huyết áp, không sử dụng thuốc co mạch.
  • Phát hiện huyết áp thấp và điều chỉnh.
  • Đái tháo đường: Kiểm soát tốt đường huyết bằng thuốc và chế độ ăn uống.
  • Điều trị chủ yếu là dùng thuốc, phẫu thuật được chỉ định khi dùng thuốc không đạt hiệu quả điều trị.
  • Cần phải khám và theo dõi tiến triển của bệnh thường xuyên

Bệnh glocom nhãn áp không cao biểu hiện ít nên việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn, mà tiến triển bệnh không khác glocom nhãn áp cao đều dẫn đến hậu quả làm mất thị lực không phục hồi. Nên việc khám mắt hay khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết nhất là những người cao tuổi.

Để đáp ứng nhu cầu khám sàng lọc bệnh lý về mắt của người bệnh, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec hiện có cung cấp Gói Glôcôm giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Hiện tại, Vinmec đang triển khai 2 gói khám, điều trị Glôcôm gồm: Gói khám phát hiện sớm Glôcôm và Gói phẫu thuật cắt bè củng giác mạc giúp:

  • Khám mắt toàn diện và chỉ định phẫu thuật (nếu có) bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
  • Tư vấn thuốc, thực phẩm, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật..
  • Khám gây mê hồi sức đánh giá tình trạng toàn thân của người bệnh trước phẫu thuật.
  • Giải thích tiên lượng phẫu thuật.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán glocom

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan