Tìm hiểu bệnh dây thần kinh vận động đa ổ

Bệnh dây thần kinh vận động đa ổ (multifocal motor neuropathy – MMN) thuộc nhóm bệnh dây thần kinh ngoại biên do tự miễn hiếm gặp đặc trưng bởi sự yếu hay giảm vận động bất đối xứng và teo cơ nhưng không có bất thường cảm giác.

1. Triệu chứng bệnh dây thần kinh vận động đa ổ

Bệnh dây thần kinh vận động đa ổ có biểu hiện bệnh khá rõ ràng, cụ thể như sau:

  • Khởi phát bán cấp với sự yếu không đối xứng.
  • Triệu chứng bệnh dây thần kinh vận động dưới (LMN) thường xuất hiện trong bệnh cảnh ở 2 cánh tay kèm theo sự yếu cánh tay và bàn tay mà không bị mất cảm giác ở những vùng khác.
  • Bắt đầu như một bệnh thần kinh đơn ổ ảnh hưởng đến cánh tay đoạn xa; cổ tay và yếu bàn tay hoặc cũng có thể biểu hiện ở chân.
  • Thông thường người bị bệnh dây thần kinh vận động đa ổ bắt đầu cảm thấy yếu từ tay, tiến triển thường bao gồm lan sang cánh tay đối bên và sau đó là chân.
  • Có thể xuất hiện triệu chứng rung giật bó cơ hoặc bị chuột rút.
  • Teo cơ xảy ra muộn trong quá trình bệnh dây thần kinh vận động đa ổ.
  • Phản xạ gân sâu bị ảnh hưởng đáng kể, giảm trong hầu hết các trường hợp nhưng bình thường hoặc tăng (nhưng không có bệnh lý) ở những người người mắc bệnh.
  • Dây thần kinh sọ, cơ hầu họng, và các cơ hô hấp thường được bảo tồn trong bệnh dây thần kinh vận động đa ổ.
  • Sự tổn thương thần kinh trong bệnh dây thần kinh vận động đa ổ thường đa dạng, với một số dây thần kinh không bị ảnh hưởng, có dây khác thì tổn thương nghiêm trọng.
  • Dẫn truyền cảm giác qua cùng một đoạn dây thần kinh và protein dịch não tủy đó là bình thường.
Teo cơ xảy ra muộn trong quá trình bệnh dây thần kinh vận động đa ổ
Teo cơ trên người bệnh dây thần kinh vận động đa ổ

2. Chẩn đoán bệnh dây thần kinh vận động đa ổ

Phương pháp chẩn đoán bệnh dây thần kinh vận động đa ổ.

  • Tiến triển từ từ hoặc từng bước, khu trú, yếu không đối xứng, trong phân bố thần kinh vận động của ít nhất hai dây thần kinh, kéo dài hơn một tháng. Nếu các triệu chứng chỉ xuất hiện trong sự phân bố của một dây thần kinh thì chỉ chẩn đoán “có thể” mắc bệnh.
  • Không có bất thường cảm giác khách quan ngoại trừ bất thường cảm giác rung âm thoa ở đầu xa chi dưới.

Các tiêu chuẩn lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán bệnh:

  • Chủ yếu là sự yếu chi trên;
  • Phản xạ gân xương bị giảm hoặc mất hoạt động ở chi bị ảnh hưởng;
  • Không có sự tham gia hoạt động của dây thần kinh sọ;
  • Chuột rút và rung giật bó cơ ở chi bị ảnh hưởng;
  • Sự đáp ứng về sức cơ khi điều trị ức chế miễn dịch;

Chẩn đoán phân biệt: biểu hiện tương tự như vậy nhưng có cả tổn thương cảm giác rải rác, gọi là hội chứng Lewis-Sumner hay bệnh dây thần kinh vận động đa ổ và cảm giác hủy myelin mắc phải đa ổ. Ngoài ra còn có bệnh dây thần kinh vận động do viêm mạch.

Phản xạ gân xương bị giảm
Phản xạ gân xương bị giảm

Tiêu chuẩn loại trừ:

  • Dấu neuron vận động trên Babinski (+), Hoffman(+);
  • Có cơ hầu họng tổn thương;
  • Giảm cảm giác được ghi nhận nặng hơn so với mất rung âm thoa đầu xa chi dưới;
  • Yếu cơ vận động đối xứng lan toả ngay trong những tuần đầu tiên.

3. Phương pháp điều trị bệnh thần kinh vận động đa ổ như thế nào?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh thần kinh đa ổ, một số phương pháp điều trị hữu hiệu như sau:

3.1. Điều trị bằng Immunoglobulin miễn dịch

Bệnh dây thần kinh vận động đa ổ có thể điều trị bằng globulin tĩnh mạch, đây là phương pháp điều trị hàng đầu trong điều trị bệnh dây thần kinh vận động đa ổ:

  • Có thể thay huyết tương có tác dụng gần tương đương với Immunoglobulin, điều này rất tốt cho điều trị bệnh dây thần kinh vận động đa ổ ngắn hạn nhưng thông thường chúng không hiệu quả và không được khuyên dùng lặp lại kéo dài trong điều trị. Trong khi Immunoglobulin lại được dùng trong điều trị lặp đi lặp lại kéo dài.
  • Hầu hết các trường hợp mắc bệnh dây thần kinh vận động đa ổ cải thiện khá nhanh về sức cơ với Immunoglobulin, nhưng cải thiện nói chung không bền vững sau vài tháng nên phương pháp truyền tĩnh mạch Immunoglobulin thường được yêu cầu mỗi 2-6 tuần.

3.2. Thuốc ức chế miễn dịch

Trong những trường hợp kháng trị, các bác sĩ có thể xem xét dùng thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Corticosteroid không có tác dụng thậm chí đôi khi còn làm bệnh nặng thêm.

thuốc Corticosteroid
Điều trị bệnh thần kinh vận động đa ổ bằng thuốc

3.3. Thay huyết tương

Việc điều trị bệnh dây thần kinh vận động đa ổ bằng cách thay huyết tương và Mycophenolate mofetil (Cellcept) không có tác dụng. Có thể nghiên cứu dùng cyclophosphamide (Endoxan) và Rituximab.

Bệnh dây thần kinh đa ổ có tiến triển chậm và khiếm khuyết ở những bệnh nhân không được điều trị, vì thế trước khi bệnh để lại biến chứng thì bệnh nhân nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan