Thoát vị nhân tủy là bệnh gì?

Thoát vị nhân tủy có thể gây yếu cơ và liệt tủy hoàn toàn trong vùng phân bố của rễ thần kinh bị ảnh hưởng. Chẩn đoán thoát vị nhân tủy thường bằng MRI hoặc CT. Đối với trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng thuốc, nặng phải tiến hành phẫu thuật tùy vào tình trạng bệnh.

1. Thoát vị nhân tủy là gì?

Thoát vị nhân tủy là sự lồi nhân đĩa đệm qua một chỗ rách trên mô xơ xung quanh đĩa đệm làm rách gây đau. Khi nhân đĩa đệm chèn ép vào các rễ thần kinh lân cận sẽ gây nên những biểu hiện rễ thần kinh theo tiết đoạn tủy với những biểu hiện yếu và liệt cơ trong vùng phân bố của rễ thần kinh bị ảnh hưởng.

Đĩa sụn phân cách các đốt sống bao gồm vòng xơ ở vỏ ngoài bao quanh chất mềm hay còn được gọi là nhân đệm. Khi những thay đổi thoái hóa có hoặc không có chấn thương dẫn tới vùng thắt lưng cùng hoặc cổ thoát hoặc chồi nhân qua bao xơ, hạt nhân được di chuyển về phía bên trong hoặc phía sau khoang ngoài màng cứng. Bệnh thoát vị nhân tủy xảy ra khi nhân đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí và gây chèn ép hoặc kích thích các rễ thần kinh. Thoát vị nhân tủy ra phía sau có thể chèn ép đuôi ngựa hoặc tủy, đặc biệt đối với trường hợp hẹp ống sống bẩm sinh. Có hơn 80% các trường hợp rách đĩa đệm ở vùng thắt lưng ảnh hưởng tới rễ L5 hoặc S1, ở vùng cổ thường bị ảnh hưởng nhất là C6 và C7.

2. Triệu chứng bệnh thoát vị nhân tủy

Thoát vị nhân tủy thường không xuất hiện triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên một số trường hợp có thể gây ra những triệu chứng thực tại hoặc cơ năng vùng phân bố của rễ thần kinh bị tác động. Cơn đau thường tiến triển đột ngột, nhưng giảm nhẹ khi được nghỉ ngơi. Ngược lại, trong bệnh thoát vị nhân tủy đau rễ thần kinh gây ra bởi khối u ngoài màng cứng hoặc áp xe khởi phát âm thầm hơn, đồng thời đau tăng khi nghỉ ngơi.

Những bệnh nhân bị thoát vị nhân tủy tại vị trí vùng thắt lưng cùng trong tư thế duỗi thẳng chân làm căng rễ thần kinh thắt lưng thấp hơn và làm đau thắt lưng hoặc chân, nếu là thoát vị trung tâm thì đau xảy ra ở cả hai bên. Duỗi thẳng gối trong khi ngồi cũng gây đau.

Thoát vị nhân tủy vùng cột sống cổ gây đau khi gập hoặc nghiêng cổ. Chèn ép tủy cổ mạn tính có biểu hiện liệt cứng chi dưới và trong trường hợp cấp tính gây liệt tứ chi. Chèn ép vùng đuôi ngựa gây mất chức năng cơ tròn và thường dẫn tới bí tiểu hoặc tiểu mất tự chủ.

thoát vị nhân tủy
Đau thắt lưng là dấu hiệu của thoát vị nhân tủy tại vị trí vùng thắt lưng

3. Chẩn đoán thoát vị nhân tủy

Chẩn đoán thoát vị nhân tủy thường bằng chụp MRI hoặc CT. Trong khi đó MRI hoặc CT có thể xác định nguyên nhân và xác định chính xác vị trí tổn thương. Hiếm khi cần phải chụp CT có chất cản quang, trường hợp này chỉ xảy ra khi có chống chỉ định với MRI và CT không chẩn đoán được. Bên cạnh đó, xét nghiệm điện học chẩn đoán có thể giúp xác định rễ thần kinh có liên quan.

Do thoát vị nhân tủy không có triệu chứng đặc trưng điển hình, do vậy bác sĩ lâm sàng phải xem xét cẩn thận tương quan giữa các triệu chứng với những bất thường trên phim chụp MRI và cân nhắc trước khi tiến hành thủ thuật xâm lấn.

4. Điều trị thoát vị nhân tủy

4.1 Điều trị bảo tồn

Điều trị thoát vị nhân tủy nên điều trị bảo tồn, trừ khi bệnh nhân có những khiếm khuyết về thần kinh tiến triển hoặc nặng. Người bệnh được phép hoạt động nhẹ nhàng và tập đúng động tác, kỹ thuật các bài tập vừa sức như tập dưỡng sinh, yoga... Tránh vận động thể lực mạnh hoặc mang vác vật nặng. Chống chỉ định nghỉ ngơi trên giường trong thời gian quá lâu (kể cả khi kéo giãn).

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, thuốc acetaminophen hoặc các thuốc giảm đau khác khi cần thiết. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm với thuốc giảm đau không opioid, có thể thay thế sử dụng corticosteroid đường toàn thân hoặc tiêm ngoài màng cứng. Tuy nhiên, giảm đau có xu hướng khiêm tốn và tạm thời. Có thể sử dụng methylprednisolone, giảm dần trong vòng 6 ngày, bắt đầu với liều lượng uống 24mg/ngày và giảm 4mg mỗi ngày.

Ngoài ra, các phương pháp điều trị hỗ trợ như vật lý trị liệu và tập luyện tại nhà có thể cải thiện cơ lực lưng và tư thế, do đó làm giảm các vận động của cột sống gây kích thích hoặc chèn ép rễ thần kinh.

thoát vị nhân tủy
Điều trị thoát vị nhân tủy bằng thủ thuật xâm lấn

4.2 Thủ thuật xâm lấn

Bệnh nhân thoát vị tủy cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ khi thực hiện các thuật xâm lấn nếu như trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh lý rễ thắt lưng dẫn đến khiếm khuyết thần kinh dai dẳng hoặc xấu đi, đặc biệt là những triệu chứng khách quan (ví dụ, yếu, giảm phản xạ).
  • Bệnh nhân có triệu chứng giảm cảm giác hoặc đau rễ thần kinh nghiêm trọng kháng trị thường chọn phẫu thuật loại bỏ nhân đĩa đệm thoát vị và loại bỏ cung sau cột sống.
  • Những phương pháp tiếp cận qua da nhằm loại bỏ đĩa đệm phồng vẫn đang được đánh giá.

Lưu ý, các chuyên gia không khuyến cáo loại bỏ phần nhân tủy thoát vị bằng tiêm tại chỗ enzyme chymopapain. Sau phẫu thuật cần đánh giá ngay lập tức những tổn thương chèn ép tủy sống cấp tính hoặc hội chứng đuôi ngựa (ví dụ như gây bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ). Nếu bệnh lý rễ cột sống cổ dẫn đến dấu hiệu của chèn ép tủy sống, phẫu thuật giải ép ngay lập tức, nếu không có thể tiến hành phẫu thuật mổ phiên khi các phương pháp điều trị khác không đáp ứng.

Tóm lại, thoát vị nhân tủy cần được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của chuyên gia để cải thiện chức năng của cơ quan này và giảm thiểu tối đa biến chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

366 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan