Sỏi tuyến nước bọt có nguy hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sỏi tuyến nước bọt là một cấu trúc bị vôi hóa và hình thành bên trong ống dẫn tuyến nước bọt. Khi sỏi lớn nên dòng chảy của nước bọt có thể bị tắc gây sưng phồng, viêm ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng mặt.

1. Các yếu tố nguy cơ gây sỏi tuyến nước bọt

Sỏi tuyến nước bọt không lây nhiễm, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị sỏi tuyến nước bọt, chẳng hạn như:

  • Người từng xạ trị vùng đầu hoặc cổ.
  • Có tiền sử chấn thương miệng.
  • Sử dụng thuốc ảnh hưởng đến sản xuất nước bọt, chẳng hạn như thuốc kháng cholinergic, kháng histamin (chống dị ứng), thuốc điều trị huyết áp, thuốc tâm thần và thuốc kiểm soát bàng quang...
  • Từng mắc bệnh gút hoặc hội chứng Sjogren
  • Có các vấn đề về thận.

2. Sỏi tuyến nước bọt có nguy hiểm?

Sỏi tuyến nước bọt có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên ở một số trường hợp có thể gây nguy hiểm khi sỏi được loại bỏ mà không có biến chứng nhưng vẫn tiếp tục phát triển mà không được can thiệp bằng cách lấy ra ngoài, bạn có nguy cơ nhiễm trùng tuyến nước bọt.

Điều trị đau răng hàm
Sỏi tuyến nước bọt là một cấu trúc bị vôi hóa và hình thành bên trong ống dẫn tuyến nước bọt

3. Triệu chứng sỏi tuyến nước bọt

Sỏi nước bọt thường không gây ra các triệu chứng trong giai đoạn đang hình thành và đôi khi chúng có thể tự biến mất. Những viên sỏi có thể khác nhau về kích thước, nhưng chúng thường cứng và màu trắng.

Những viên sỏi khi đạt đến kích thước làm tắc ống dẫn, nước bọt chảy ngược vào tuyến, sẽ gây đau và sưng. Bạn có thể cảm thấy đau và sưng tăng. Tình trạng dần dần trở nên tồi tệ hơn. Viêm tuyến, nhiễm trùng trong tuyến có thể có về sau.

Các triệu chứng phổ biến của tuyến nước bọt bị chặn bao gồm:

  • Thấy có một khối đau dưới lưỡi, hay nói cách khác, cảm giác lưỡi bị đẩy phồng lên.
  • Đau hoặc sưng vùng dưới hàm hoặc 2 bên trước tai
  • Đau tăng khi ăn
  • Sỏi nước bọt đôi khi cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng trong hoặc xung quanh tuyến bị ảnh hưởng. Các triệu chứng nhiễm trùng có thể bao gồm sốt, thậm chí hình thành mủ xung quanh sỏi.

4. Chẩn đoán sỏi tuyến nước bọt

Nếu bạn có triệu chứng sỏi tuyến nước bọt, trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sỏi bằng thăm khám: Quan sát các tuyến, sờ bên ngoài tuyến và cả trong miệng bạn. Sờ dọc ống Wharton đôi khi thấy sỏi thường lẫn trong niêm mạc miệng bị sưng, cương nề, cứng, đau.

Các xét nghiệm cũng có thể được hỗ trợ thêm như: X – quang, CT scan.

5. Điều trị sỏi tuyến nước bọt

5.1 Điều trị không phẫu thuật

  • Nội soi các tuyến nước bọt: Phương pháp này không đau nên không cần thực hiện gây tê, gây mê.
  • Tán sỏi tuyến nước bọt ngoài cơ thể: Dùng dụng cụ vi phẫu phát sóng xung kích điện từ để tán vỡ sỏi mà không gây tổn thương đến mô tuyến. Phương pháp này hoàn toàn không đau và không cần thực hiện vô cảm.
  • Điều Trị Nội Khoa: Thuốc chống co thắt giúp nước bọt dễ thoát ra hơn. Kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng và đề phòng bội nhiễm. Thuốc kháng viêm và giảm đau.

5.2 Điều trị phẫu thuật

  • Bóc tách sỏi thông thường: khi sỏi đơn độc và nằm gần miệng ống dẫn nước bọt. Cần gây tê tại chỗ
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt: Điều trị tận gốc
  • Cắt bỏ tuyến dưới hàm, cần đề phòng tổn thương thần kinh (thần kinh mặt, lưỡi, dưới lưỡi), sau đó may từng lớp và hút dẫn lưu.
Phẫu thuật não
Phẫu thuật là phương pháp điều trị sỏi tuyến nước bọt tận gốc

Để phòng ngừa và phát hiện sớm sỏi tuyến nước bọt bạn nên thường xuyên khám tầm soát bệnh lý về răng, nướu, và viêm niêm mạc miệng theo định kỳ ở các cơ sở y tế uy tín và chất lượng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan