Quá trình mổ nội soi điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản

Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản là dị tật bẩm sinh gây tắc nghẽn khúc nối làm cản trở lưu thông nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản dẫn đến ứ nước thận. Hiện nay, phương pháp điều trị hẹp khúc nối bể thận-niệu quản được lựa chọn phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi để cắt bỏ khúc nối bệnh lý, tạo hình bể thận-niệu quản giúp cho sự tống xuất nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản tốt hơn.

1. Tổng quan hẹp khúc nối bể thận - niệu quản

Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản là tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ tại nơi sản xuất nước tiểu (thận) và ống dẫn đến bàng quang (niệu quản) thông qua ống nối và thông thường nó bị chặn ở khung chậu thận. Thận lọc máu và tích trữ nước tiểu tại trung tâm của nó, tại đó xương chậu sẽ đưa nước vào niệu quản để có thể đi tới bàng quang. Hẹp khúc nối bể thận-niệu quản làm cho nước tiểu bị cản trở và tích tụ tại thận dẫn đến chứng thận ứ nước đồng thời làm tổn thương thận.

Hầu hết hẹp khúc nối bể thận-niệu quản là bẩm sinh và nó cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của chúng thận ứ nước được phát hiện trên siêu âm trước sinh hoặc ở trẻ sơ sinh. Sự tắc nghẽn này có thể gây bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng. Với những trường hợp nhẹ thường không làm tổn thương thận hoặc làm suy giảm chức năng thận nhưng có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Còn với những trường hợp nặng có thể gây hại đáng kể cho thận.

Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản
Thận, niệu quản bình thường và thận, niệu quản bị tắc

Theo đó, hẹp khúc nối bể thận - niệu quản thường có các dấu hiệu hay triệu chứng như tiểu máu (có máu trong nước tiểu), nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, sỏi thận. Có thể điều trị bệnh bằng các tiến hành mổ nội soi hẹp khúc nối bể thận-niệu quản. Đây là phương pháp ít sang chấn hơn so với phương pháp truyền thống. Đồng thời, nó giúp cho bệnh nhân phục hồi nhanh, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ và có tính thẩm mỹ cao.

2. Mổ nội soi điều trị hẹp khúc nối bể thận-niệu quản

Để thực hiện phẫu thuật điều trị hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để đưa ra chỉ định tiến hành. Những trường hợp được chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật này là hẹp khúc nối bể thận-niệu tái phát sau tạo hình bể thận - niệu quản thất bại, hẹp khúc nối bể thận - nội quản tái phát sau mổ sỏi, hẹp khúc nối bể thận-nội quản mà tình trạng toàn thân không cho phép mổ tạo hình bể thận - nội quản (cả mổ mở và mổ nội soi)

Bệnh nhân được kiểm tra các chỉ số trước khi tham gia vào cuộc phẫu thuật. Chụp niệu đồ tĩnh mạch, cắt lớp vi tính và xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Một điều quan trọng là bệnh nhân phải điều trị hết nhiễm khuẩn niệu hoặc bệnh toàn thân trước khi tiến hành phẫu thuật.

Trước mỗi cuộc phẫu thuật, ngoài việc chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ, phòng mổ, phẫu thuật viên, thì việc chuẩn bị các biên bản vô cùng quan trọng. Nó bao gồm: biên bản hội chẩn, biên bản duyệt mổ, biên khán tiền khẩu, tiền mê và biên bản cam đoan của người nhà bệnh nhân.

Hẹp khúc nối bể thận- niệu quản
Mổ nội soi điều trị hẹp khúc nối bể thận-niệu quản là phương pháp ít sang chấn hơn so với phương pháp truyền thống

2.1. Quy trình tiến hành mổ nội soi hẹp khúc nối bể thận-niệu quản

Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng. Sau đó, được điều chỉnh tư thế phù hợp (tư thế sản khoa). Phẫu thuật viên sẽ luồn guide đường dẫn và ống soi nội quản đến vị trí khúc nối hẹp. Sau đó, sử dụng tia laser hoặc dụng cụ cắt trong cắt mở rộng khúc nối hẹp, tiếp đến là luồn ống soi nội quản và guide lên bể thận. Cuối cùng, sẽ đặt ống thông double J làm nòng, kiểm tra toàn bộ một lần và đặt thông tiểu.

2.2. Theo dõi sau phẫu thuật và xử lý các biến chứng

Sau phẫu thuật tạo tạo hình bể thận - niệu quản để điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, bệnh nhân sẽ được theo dõi xem có bị thủng nội quản không. Nếu gặp phải tình trạng này có thể khắc phục bằng cách phẫu thuật viên thực hiện phẫu thuật cần nhẹ nhàng, thận trọng xác định chính xác đoạn kẹp, và rạch đoạn niệu quản hẹp vừa đủ. Bên cạnh đó, cũng cần theo dõi xem bệnh nhân có bị chảy máu nội quản không. Nếu xảy ra trường hợp này, cần xác định xem có mạch máu bất thường và có thể chuyển mổ mở nếu cần thiết.

Phẫu thuật nội soi điều trị hẹp khúc nối bể thận-niệu quản có thể sẽ có những tai biến như rò nước tiểu sau mổ (đặt lại ống thông niệu quản) hay nhiễm khuẩn niệu (điều trị bằng kháng sinh).

Quy trình mổ nội soi điều trị hẹp khúc nối bể thận-niệu quản có thể để lại các biến chứng nguy hiểm, vì thế bệnh nhân cần lựa chọn các bệnh viện có chuyên môn tốt có thể thăm khám, điều trị, đồng thời có thể xử trí tai biến ngay nếu như có biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan