Phòng ngừa viêm da tiếp xúc dị ứng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng hay dị ứng như hóa chất, kim loại, côn trùng... Các triệu chứng đỏ da, ngứa, bỏng rát... thường xuất hiện ở vị trí tiếp xúc với tác nhân. Điều trị viêm da tiếp xúc, cần dùng thuốc chống dị ứng làm giảm ngứa và thuốc bôi giảm viêm. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu về viêm da tiếp xúc và cách phòng ngừa.

1. Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc được chia thành 2 loại là là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.

Nguyên nhân và triệu chứng cảnh báo viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là viêm da cấp tính do chất gây kích ứng hoặc dị ứng ứng gây ra

2. Viêm da tiếp xúc kích ứng là gì?

Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi da bị tổn thương trong quá trình tiếp xúc với các yếu tố ngoài môi trường như thời tiết lạnh, tiếp xúc trực tiếp với hoá chất như axit hay kiềm, các chất tẩy rửa khác.

Trẻ em khi sử dụng nhiều tã lót có thể bị đỏ ứng vùng mông, bẹn là do viêm da kích ứng.

Triệu chứng viêm da tiếp xúc kích ứng:

Da bị tổn thương ở ngay vị trí tiếp xúc. Xuất hiện những mảng màu đỏ, có giới hạn vùng rõ. Có trường hợp xuất hiện mụn nước hay bọng nước trên bề mặt, sưng nề và có thể ngứa.

Một số trường hợp kích ứng nhẹ do tiếp xúc với nước và xà phòng, da có thể bị khô, ngứa, nứt nẻ tiến triển trong nhiều tuần. Sau đó vết nứt tróc vảy.

Nếu bị kích ứng mạnh do tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất có tính kiềm, axit mạnh có thể nổi bóng nước trên da, phù nề và đau.

Viêm da tiếp xúc
Triêu chứng viêm da dị ứng gây ra da xuất hiện những mảng màu đỏ, có giới hạn vùng rõ

3. Nguyên nhân bị viêm da tiếp xúc kích ứng

Do bề mặt da tiếp xúc với các hoá chất hay các tác nhân vật lý làm phá huỷ bề mặt. Những chất tẩy gây phá hủy da. Khi các chất gây kích ứng mài đi lớp chất giữ ẩm trên bề mặt da, các hoá chất xâm nhập dễ dàng và vào sâu trong da hơn gây thương tổn cho da.

Mức độ tổn thương da do tiếp xúc kích ứng phụ thuộc vào:

  • Liều lượng chất tiếp xúc với da gây kích ứng;
  • Thời gian và tần suất tiếp xúc nhiều hay ít;
  • Tính chất da dày hay mỏng
  • Các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm.

Hầu như tất cả các tác nhân từ môi trường bên ngoài đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bị viêm da tiếp xúc dị ứng như các sản phẩm chứa hóa chất, cồn, nước hoa, cao su kém chất lượng, chất tẩy, thuốc nhuộm tóc, chất khử mùi...

  • Triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng gây ra

Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra sau khoảng vài giờ da tiếp xúc với chất gây dị ứng, chia thành 3 mức độ: Cấp tính, bán cấp, mạn tính

Viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính

Xuất hiện những mảng đỏ, ngứa, có ranh giới rõ, phù nề, sẩn tại vị trí tiếp xúc và dần lan ra vùng da khác.

Trường hợp phản ứng mạnh, sẽ có mụn nước thành từng mảng. Khi bọng nước vỡ, để lại vết trợt tiết dịch và đóng vảy tiết. Cơ năng có ngứa.

Người bệnh có cảm giác rát.

Viêm da tiếp xúc dị ứng bán cấp

Xuất hiện mảng da bị rát, màu đỏ nhẹ, kích thước nhỏ, vảy da khô bị bóc ra, mảng da có đốm màu đỏ nhỏ.

Viêm da tiếp xúc dị ứng mạn tính

Nếp da sâu thành những đường kẻ , bong vảy da. Cùng với đó là các sẩn nhỏ, hình tròn, hoặc những vết trầy xước, dát đỏ.

  • Nhận biết viêm da tiếp xúc bằng cách nào?

Các bệnh về da có biểu hiện khá giống nhau, vì vậy tốt nhất bạn nên tới cơ sở y tế để được bác sĩ khám. Nếu cần thiết, các bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm chuyên sâu bằng cách xét nghiệm cấy da, xét nghiệm máu... để biết chính xác nguyên nhân dị ứng, kích ứng da. Bạn cần chú ý để biết mình đã tiếp xúc với chất gì gây kích ứng hay dị ứng da và dừng ngay việc tiếp xúc đó.

  • Phòng ngừa viêm da tiếp xúc dị ứng

Để giảm nguy cơ bị viêm da tiếp xúc, nên tránh trực tiếp để bề mặt da tiếp xúc các chất gây kích ứng và các dị nguyên đã biết

Dưỡng ẩm da đầy đủ để giúp da khoẻ mạnh, tránh bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài

Sử dụng găng tay khi phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất

Sử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan