Phẫu thuật nội soi lồng ngực xử trí tràn máu - tràn khí màng phổi

Tràn máu – tràn khí màng phổi là tình trạng khá nguy hiểm và thường hay xuất hiện ở những người trẻ. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời thì tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng. Trong các cách xử lý tràn khí màng phổi thì phẫu thuật nội soi lồng ngực là cách tốt nhất để giải quyết hiệu quả và dứt điểm tình trạng này.

1. Tràn khí màng phổi là gì? Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi

Tràn máu - tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát (TKMB TPP) là tình trạng máu khí tích tụ trong khoang màng phổi. Nguyên nhân là do chấn thương ngực, vết thương ngực, nguồn chảy máu thường là từ xương sườn gãy, nhu mô phổi, hay động mạch liên sườn. Khi các bóng khí ở phổi bị vỡ thì tình trạng tràn máu – tràn khí sẽ xuất hiện. Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhân trẻ, khỏe mạnh và không có bệnh lý phổi.

Tràn máu - tràn khí màng phổi ở mức độ vừa và ít sẽ khó chẩn đoán lâm sàn, trường hợp này cần phải dựa vào kết quả siêu âm và CT Scanner để xác định. Còn tràn máu - tràn khí màng phổi với số lượng nhiều thì có thể chẩn đoán được bằng lâm sàng, với những ca nặng như thế này thì cần được cấp cứu tràn máu màng phổi và phẫu thuật kịp thời.

Chụp ct phổi cho bé
Chụp CT chẩn đoán tràn máu màng phổi

2. Xử lý tràn máu – tràn khí màng phổi như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định dẫn lưu màng phổi ra >1000ml hoặc 200 ml/h trong 3 giờ liên tiếp. Nếu dẫn lưu màng phổi đã đúng kỹ thuật mà không hiệu quả, thì tiến hành chụp CT Scanner sau 3 ngày vẫn còn máu trong khoang màng phổi. Cuối cùng, dẫn lưu màng phổi còn ra khí sau 7 ngày.

Tuy nhiên, đặt dẫn lưu ngực là chỉ là một cách xử trí tạm thời và thường sử dụng với những trường hợp nhẹ. Sau khi đặt dẫn lưu ngực phải chờ đợi thời gian để phổi nở và sau khi hết dò khí ít nhất 2 ngày người bệnh mới được rút dẫn lưu. Do đó thời gian nằm viện sẽ bị kéo dài, đồng thời phương pháp này lại có tỉ lệ tái phát cao.

Phẫu thuật nội soi lồng ngực là một phương pháp điều trị cho trường hợp thể dịch nặng. Khi bệnh nhân có tình trạng toàn thân và huyết động ổn định thì bác sĩ có thể cho phép nội soi lồng ngực. Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn trong các bệnh lý lồng ngực, giảm đau sau mổ và rút ngắn thời gian hậu phẫu. Không chỉ giúp giảm tỷ lệ tái phát bệnh mà còn mang lại tính hiệu quả về thẩm mỹ.

Mổ nội soi điều trị ruột đôi
Phẫu thuật nội soi lồng ngực là phương pháp điều trị ít xâm lấn

3. Những trường hợp không thể phẫu thuật nội soi lồng ngực

Phẫu thuật nội soi lồng ngực là phương pháp ít xâm lấn và khá lành tính nên không có trường hợp chống chỉ định tuyệt đối với phương pháp này. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh nhân có tình trạng toàn thân hoặc bệnh phối hợp nặng thì bác sĩ và người nhà cần nhắc kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực.

4. Cần phải chuẩn bị gì để phẫu thuật nội soi lồng ngực?

Khâu chuẩn bị trước phẫu thuật không chỉ quan trọng với mỗi mình bệnh nhân, mà người thực hiện cũng cần chuẩn bị tốt công tác của mình. Ngoài ra, các phương tiện hỗ trợ phẫu thuật cũng phải đạt được yêu cầu cần có cho phương pháp này. Sau đây là những công việc cụ thể cần phải chuẩn bị trước khi tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực:

4.1 Người thực hiện

  • Được đào tạo về phẫu thuật nội soi lồng ngực.
  • Nắm vững các nguyên tắc sơ cứu, xử trí ban đầu.
  • Giải thích cho người bệnh và gia đình bệnh nhân về tình trạng bệnh và các nguy cơ có thể xảy ra khi phẫu thuật và sau phẫu thuật.

4.2 Phương tiện

Các dụng cụ, phòng mổ chuyên khoa phẫu thuật tim mạch lồng ngực và có trang bị dàn máy nội soi.

4.3 Người bệnh

  • Được giải thích rõ về bệnh, các nguy cơ rủi ro trong và sau phẫu thuật.
  • Đồng ý phẫu thuật và ký giấy cam đoan phẫu thuật
  • Hồ sơ bệnh án: Được chuẩn bị theo quy định của Bộ Y tế.
bác sĩ
Bệnh nhân được tư vấn và ký giấy cam đoan trước phẫu thuật

4.4 Các bước tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, đảm bảo đầy đủ các giấy tờ theo quy định Bộ Y tế.

Bước 2: Kiểm tra người bệnh xem có đúng người (tên, tuổi,...), đúng bệnh hay không.

Bước 3: Thực hiện kỹ thuật:

  • Người bệnh nằm với tư thế nghiêng, kê gối dưới lưng.
  • Gây mê toàn thân, nội khí quản thông khí chọn lọc một phổi.
  • Đặt Trocar: Đặt hai hoặc 3 trocar. Sau đó, đặt Một trocar thường vào lỗ DLMP.
  • Đánh giá tổn thương: Số lượng máu cục, nguồn chảy máu, đã cầm hay còn chảy máu.
  • Dùng Pince en coeur lấy hết máu cục, hút sạch máu đọng qua nội soi.
  • Cầm máu bằng đốt điện hoặc khâu cầm máu (nếu tổn thương còn chảy máu), khâu nhu mô phổi rách...
  • Nở phổi, kiểm tra xì khí từ nhu mô nếu cần khâu tăng cường.
  • Đặt dẫn lưu màng phổi (một hoặc hai tùy trường hợp).
  1. Theo dõi sau phẫu thuật nội soi lồng ngực

Người bệnh sau khi phẫu thuật cần theo dõi các thông số sau để có thể xử lý kịp thời:

  • Lượng máu, khí ra theo dẫn lưu.
  • Theo dõi các biến chứng.
  • Chăm sóc dẫn lưu, đảm bảo “vô khuẩn, kín, một chiều, hút liên tục”.

Sau đây là các tai biến có thể xảy ra sau phẫu thuật và cách xử lý với từng trường hợp:

  • Chảy máu: Chảy máu nhiều phải mổ lại kiểm tra, cầm máu.
  • Rò khí kéo dài: nếu hơn 7 ngày phải mổ lại kiểm tra.
  • Nhiễm trùng: Điều trị bằng kháng sinh nếu có ổ cặn màng phổi. Nếu có mủ màng phổi thì phải mổ lại và làm sạch.

Trên đây là giới thiệu chi tiết về tràn máu – tràn khí màng phổi và phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực để xử lý tình trạng này. Vì đây là phương pháp nhẹ nhàng và hiệu quả nhất nên thường được các bác sĩ lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cần thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan