Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng

Hiện nay phương pháp nội soi cắt toàn bộ đại tràng đang được đưa vào áp dụng đối với người đau đại tràng nặng, đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, ít đau, vết mổ nhỏ nhanh chóng hồi phục.

1. Tìm hiểu phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng

Nội soi cắt toàn bộ đại tràng là phẫu thuật cắt bỏ đi gần 10cm cuối hồi tràng cùng tất cả đại tràng phải, đại tràng ngang, đại tràng trái và đại tràng xích ma, trong một số trường hợp có thể phải cắt bỏ thêm một phần trực tràng. Lưu thông tiêu hóa được lập lại bằng miệng nối hồi - trực tràng.

Phẫu thuật cắt toàn bộ đại tràng cần thận trọng vì đây là một phẫu thuật lớn, nhiều nguy cơ tai biến và biến chứng.

nội soi giảm áp
Phẫu thuật cắt toàn bộ đại tràng để lại nhiều nguy cơ tai biến

2. Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật

Chỉ định:

  • Người bệnh được chỉ định phẫu thuật
  • Viêm loét đại tràng ở mức độ nặng
  • Đa polyp đại tràng có tính chất gia đình
  • Người bệnh bị chảy máu nặng, chảy máu không kiểm soát ở đại tràng
  • Phát hiện ung thư ruột kết muộn cũng cần cắt bỏ đại tràng
  • Bệnh nhân bị tắc ruột trong trường hợp khẩn cấp có thể cần cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần đại tràng, tùy thuộc vào tình hình.

Chống chỉ định:

  • Người bệnh bị tim mạch và suy hô hấp, sức khỏe yếu không đủ chịu đựng phẫu thuật
hôn mê
Không tiến hành phẫu thuật đối với bệnh nhân có sức khỏe quá yếu

3. Các bước tiến hành phẫu thuật

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, thăm khám bệnh nhân trước khi phẫu thuật
  • Bước 2: Vị trí người bệnh, bác sĩ mổ, gây mê cho bệnh nhân
  • Bước 3: Giải phóng đại tràng
  • Bước 4: Giải phóng đại tràng ngang
  • Bước 5: Giải phóng đại tràng trái, đại tràng xích ma
  • Bước 6: Đóng vết mổ, bơm hơi ổ bụng và rửa sạch ổ bụng.

4. Biến chứng và theo dõi sau phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng gặp một số biến chứng:

Theo dõi sau phẫu thuật:

  • Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được theo dõi vết mổ, vì thế phải nằm viện 5-7 ngày
  • Kiểm tra hậu môn, nước tiểu sau mổ
  • Cho bệnh nhân dùng kháng sinh, liên tiếp truyền nước bằng đường tĩnh mạch, sau khi đã trung tiện mới bắt đầu cho ăn loãng
Truyền dịch
Truyền nước bằng đường tĩnh mạch sau phẫu thuật

  • Người bệnh có thể bị chảy máu dẫn tới mất máu, và phải truyền máu
  • Nhiễm trùng vết mổ cần sát khuẩn, và mổ lại
  • Sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể bị rối loạn tiêu hóa, vì thế cần bù nước điện giải, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan