Phác đồ điều trị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng rối loạn dung nạp đường xảy ra trong thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến cố cho cả mẹ lẫn thai đã được chứng mình từ lâu. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ mức độ nhẹ ảnh hưởng thế nào lên thai nhi và mẹ vẫn chưa được hiểu rõ.

1. Khi nào cần tầm soát tiểu đường thai kỳ?

Thai phụ cần tầm soát tiểu đường thai kỳ trong trường hợp:

béo phì mang thai
Những mẹ bầu mắc béo phì cần được tầm soát tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện sớm bệnh

Trong trường hợp phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ như người bình thường (bỏ tiêu chuẩn về HbA1C). Tiến hành thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ cho tất cả các thai phụ chưa được chẩn đoán tiểu đường trước đó. Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ thực sự (bền vững) đối với thai phụ có tiểu đường thai kỳ sau khi sinh từ 4 – 12 tuần (áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường như người bình thường). Ở phụ nữ có tiểu đường thai kỳ nên xét nghiệm để phát hiện sự tiến triển của bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường ít nhất mỗi 3 năm/lần.

2. Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

2.1. Mục tiêu kiểm soát đường huyết

Các sản phụ tiểu đường thai kỳ cần phải được kiểm soát nồng độ Glucose huyết tích cực và an toàn trong một khoảng hẹp, để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. Nồng độ đường huyết lúc đói < 5,8 mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn < 7,8 mmol/l và 2 giờ sau ăn < 7,2 mmol/l.

2.2. Dinh dưỡng điều trị

Tổng số năng lượng mỗi ngày dành cho người bệnh tiểu đường thai kỳ được tính dựa trên cân nặng lý tưởng. Tổng số năng lượng mỗi ngày là 30 Kcal/kg. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo sự tăng trọng cần thiết trong thai kỳ: 0,45kg/mỗi tháng trong quý đầu, 0,2 - 0,35 kg/mỗi tuần trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ.

Tổng số năng lượng trong cả ngày nên chia đều cho 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ nhưng không nên ăn quá nhiều carbohydrate vào bữa sáng.

Thực phẩm cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học

2.3. Điều trị bằng thuốc

Cho đến nay, Insulin human là thuốc duy nhất được FDA công nhận cho điều trị tiểu đường thai kỳ. Các sản phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần đo đường huyết 4- 6 lần/ngày (vào trước bữa ăn, 2 giờ sau ăn và trước khi đi ngủ). Bên cạnh đó, cần liên hệ với bác sĩ ngay khi lượng đường huyết cao hoặc thấp hơn bình thường.

Tóm lại, những thai phụ có yếu tố nguy cơ cao cần được tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ ngay từ lần khám thai đầu tiên, những thai phụ chưa được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ trước đó cần được tầm soát tiểu đường thai kỳ từ tuần thứ 24- 28 của thai kỳ. Những sản phụ tiểu đường thai kỳ cần được kiểm soát lượng đường huyết chặt chẽ và theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi để phát hiện sớm, kịp thời những biến chứng đồng thời có những biện pháp can thiệp thích hợp, hiệu quả.

Tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể được sử dụng Insulin trong phác đồ điều trị

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Video đề xuất:

Cách tính tuổi thai như thế nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

640 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan