Nướu răng khỏe mạnh có màu gì?

Giữ vệ sinh răng miệng tốt là việc quan trọng nhất nên thực hiện hàng ngày để ngăn ngừa và điều trị bệnh nướu răng. Hầu hết mọi người thường bỏ qua việc chăm sóc nướu răng, tuy nhiên đây là một vấn đề ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng chung.

1. Nướu răng khỏe mạnh có màu gì?

Phần nướu của răng thường có hình dạng như lưỡi dao hoặc hình chóp, bám mặt ngoài phần chân răng theo đường cong xung quanh răng. Nướu răng khỏe mạnh có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Thông thường, nếu răng khỏe mạnh sẽ có màu hồng san hô hoặc hồng sẫm. Một số trường hợp khác nướu răng khỏe mạnh có thể có các màu khác nhau do liên quan đến sắc tố của mỗi người. Một nướu răng không bị viêm sẽ thường có kết cấu chắc chắn và không có các vết đốm ở phần nướu bên ngoài hay xảy ra hiện tượng chảy máu chân răng.

2. Viêm nướu răng là bệnh lý gì?

Đây là tình trạng thường gặp trong số các bệnh lý liên quan đến vấn đề răng miệng, xảy ra khi những mảng bám có chứa vi khuẩn tích tụ lại và gây ra tình trạng viêm nhiễm các mô nướu xung quanh. Nếu được phát hiện sớm, viêm nướu răng sẽ được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, một số người thường có tâm lý chủ quan về bệnh này, nên không điều trị hoặc điều trị không tích cực khiến bệnh diễn tiến nặng hơn gây ra hậu quả viêm nha chu, dẫn đến việc điều trị khó khăn và mất nhiều thời gian để chữa khỏi, thậm chí có thể phải nhổ mất răng ở người lớn.

3. Triệu chứng thường gặp khi bị viêm nướu răng

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm nướu răng cần lưu ý như:

  • Nướu bị sưng lên.
  • Chảy máu khi đánh răng hoặc cắn vật cứng.
  • Nướu có màu đỏ sậm.
  • Mùi hôi từ miệng, có thể cảm thấy tanh do nướu bị chảy máu
  • Nướu mềm và tụt xuống.
  • Đau khi nhai, cắn vật cứng.

4. Nguyên nhân gây viêm nướu răng

  • Hút thuốc lá

Theo một nghiên cứu, những người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị bệnh viêm nướu răng gấp 7 lần so với những người không hút thuốc.

  • Vệ sinh răng miệng không tốt

Nếu vệ sinh răng miệng kém như không đánh răng thường xuyên, đúng cách, không dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng thì nguy cơ nướu bị viêm cũng rất cao.

  • Bị căng thẳng, stress

Đây là một trong những lý do gây viêm nướu răng khá phổ biến. Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng với công việc hoặc các vấn đề liên quan đến cuộc sống thường có nguy cơ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi khuẩn vùng răng miệng dễ dàng xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

  • Thay đổi về nội tiết tố

Nội tiết tố cơ thể sẽ thay đổi trong một số trường hợp như thanh thiếu niên đang độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, đến thời kỳ mãn kinh hay chu kỳ kinh nguyệt sẽ tăng khả năng nhạy cảm và viêm nhiễm cho nướu răng. Vì vậy, nếu đang ở trong thời kỳ này hãy chăm sóc răng miệng thật tốt để tránh viêm nướu xảy ra.

  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn

Thực đơn hàng ngày không đủ chất dinh dưỡng đặc biệt không có nhiều rau xanh, trái cây tươi... có thể khiến cơ thể không đủ năng lượng và hệ miễn dịch không đủ tốt để chống lại sự nhiễm trùng, làm tăng khả năng bị viêm nướu răng càng cao.

  • Tác dụng không mong muốn khi dùng một số thuốc

Nếu người bệnh đang dùng một số thuốc để điều trị một bệnh lý nào đó, có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt tình trạng viêm nướu răng. Chính vì vậy, khi xảy ra tình trạng viêm nướu răng, hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang dùng để giúp hỗ trợ chẩn đoán tốt hơn.

  • Bệnh mạn tính

Một số bệnh lý mạn tính như tiểu đường, ung thư, HIV... sẽ làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng khá cao, đặc biệt hay gặp nhất là bệnh lý viêm nướu răng.

5. Một số biện pháp phòng ngừa viêm nướu răng

  • Đánh răng đúng cách và thường xuyên, sau khi ăn các bữa chính.
  • Nên chọn loại bàn chải có lông mềm mại, có kích thước phù hợp với khoang miệng của từng người.
  • Nên dùng thêm một số biện pháp để giúp loại bỏ mảng bám còn sót lại trên răng như nước súc miệng, chỉ nha khoa...
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hạn chế những đồ ăn có nhiều đường, ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung chất dinh dưỡng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần tùy vào sức khỏe răng miệng của từng người.
  • Nên có chế độ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch hoạt động tốt.
  • Tránh làm việc căng thẳng, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, sắp xếp thời gian hợp lý.

Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích về bệnh lý viêm nướu răng. Khi phát hiện các triệu chứng đã liệt kê ở trên, người bệnh nên được thăm khám để có hướng điều trị phù hợp, tránh tình trạng xảy ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan